Nhờ chuyển đổi sang trồng thanh long ruột đỏ mà người dân xã Nam Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, hướng đến xây dựng hình ảnh đặc sản trong chương trình mỗi xã một sản phẩm của địa phương.

Đến xã Nam Hà bây giờ, không phải đi trên những con đường đất lầy lội nữa mà người dân đã thoải mái, thong dong trên những con đường nhựa, bê tông sạch sẽ. Hiện tại, bà con đã có hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, đó là trồng cây thanh long ruột đỏ.

Dẫn phóng viên đi trong khu vườn thanh long rộng 3.000m2, ông Nguyễn Văn Đoài (44 tuổi, ngụ tại thôn Hoàn Kiếm 3, xã Nam Hà) nhận định rằng, cây thanh long ruột đỏ dễ trồng, ít tốn công lao động, sớm cho thu hoạch lại có năng suất và giá trị kinh tế cao so với chăm sóc cây cà phê mà hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần. Tag: tăng cường oxy đáy


Ông Đoài cho biết, từ năm 2013, từ trồng cà phê cho đến bơ đều không có hiệu quả, qua sự hướng dẫn của địa phương về chuyển đổi giống cây trồng, ông Đoài đã quyết định phá 3 sào cà phê để trồng thanh long ruột đỏ.

“Với số vốn tích cóp được, gia đình tôi đã quyết định đầu tư trồng cây thanh long ruột đỏ. Sau khi tìm hiểu và học hỏi từ một số hộ gia đình đã trồng loại cây này trước đó, tôi nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương nên cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh mẽ. Chỉ sau hai năm, gia đình tôi đã được thu hoạch lứa quả bói đầu tiên”, ông Đoài nhớ lại.

Tiếp sau đó 1 năm nữa, ông Đoài đã được thu hoạch lứa thanh long thương phẩm. Lần này, chủ vườn đã thu được 15 tấn, bán với giá tại vườn khoảng 20.000 đồng/kg, gia đình ông Đoài thu về gần 300 triệu đồng. Chỉ riêng trong tháng 4 âm lịch vừa qua, lão nông này đã bán được hơn 100 triệu tiền thanh long. Tag: thiết bị sục khí

Theo ông Đoài, trung bình cứ 1.000m2 thì ông thu về 100 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Hiện tại, các thương lái đã đến tận vườn của ông mua với giá 25.000 đồng/kg.


Cũng giống như gia đình ông Đoài, anh Trần Văn Dũng (thôn Nam Hà, xã Nam Hà) cho biết, trước đây, tại địa phương không có ai trồng loại cây này. Tuy nhiên, cách đây 6 năm, một số gia đình đã lấy giống về địa phương để trồng thử, chủ yếu làm cảnh và thấy chúng phát triển tốt. Vì vậy, họ đã đầu tư trồng tại vườn. Theo các hộ dân ở đây, nếu đầu tư bài bản khoảng 1.000m2 thì họ sẽ phải bỏ ra chi phí khoảng hơn 100 triệu đồng.

Đứng giữa vườn thanh long khoảng 2ha quả sai trĩu, anh Dũng chia sẻ: “Mỗi năm, 1 trụ thanh long của chúng tôi có thể cho thu khoảng 50kg quả/năm, tính ra mỗi ha cũng được hơn 50 tấn quả/năm. Với giá bán tại vườn dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg so với các loại cây trồng khác thì thanh long có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”.

Nói về những mô hình trồng thanh long tại địa phương, ông Tạ Quang Việt – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Hà nhận định: “Tại địa phương hiện nay có hai giống thanh long được trồng đó là ruột đỏ và tím hồng. Ở các vùng nóng khác, từ khi ra hoa cho đến khi thu hoạch vào khoảng 30 ngày, tuy nhiên xã Nam Hà có khí hậu mát mẻ nên chu kỳ sinh trưởng của trái dài hơn, vì vậy kéo dài đến 45 ngày. Hiện nay, mỗi quả thanh long có trọng lượng khoảng 1kg, khi chín có màu đẹp, vị ngọt và lạ nên được các thương lái ưa chuộng”. Tag: thiết bị nuôi tôm

Trong khi đó, ông Tiêu Văn Bính - Chủ tịch UBND xã Nam Hà cho biết, hiện nay địa phương có khoảng 70ha thanh long ruột đỏ. Trong đó, có 30ha đang trong thời kỳ thu hoạch và 40ha chuẩn bị cho thu hoạch.

“Dù cà phê đang là cây trồng chủ lực nhưng một số diện tích già cỗi, cho năng suất thấp đã được người dân chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ. Do có chất lượng tốt và ổn định nên đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Hiện tại chúng tôi đã đăng ký với huyện Lâm Hà thanh long ruột đỏ là cây đặc sản của xã trong chương trình mỗi xã một sản phẩm”, ông Bính nói.

Nguồn: danviet.vn/nha-nong/trong-loai-cay-ra-qua-co-ruot-do-hong-dan-o-day-thu-tram-trieu-1007833.html