Sinh ra và lớn lên ở Hoàng Tiến, vùng đất trồng na nổi tiếng của thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) nhưng anh Hoàng Tiến Đạt không chọn làm giàu bằng trồng na mà anh lại chọn trồng nấm. Trải qua, “ba chìm bảy nổi” với cây nấm cuối cùng anh đã thành công. Hơn hết anh còn làm “giấy khai sinh” truy suất nguồn gốc cho nấm để người tiêu dùng yên tâm.

Ba chìm bảy nổi” với nấm

Ở phường Hoàng Tiến, khi nhắc đến tên Đạt Nấm hay sản phẩm Nấm Tiến Đạt ai cũng biết. Biết bởi Đạt Nấm dám khởi nghiệp làm giàu khác, khác với mô hình đa số các hộ trong xã đều theo. Hơn nữa sản phẩm “Nấm Tiến Đạt” còn được anh làm “giấy khai sinh” để khách hàng, người tiêu dùng tin tưởng về nguồn gốc sản phẩm nấm của mình.


Trò chuyện với Đạt Nấm, thấy anh là một người nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát và tâm huyết với nghề trồng nấm, với việc sản xuất nấm sạch. Biết quê anh nổi tiếng với nghề trồng na nên tôi thắc mắc vì sao không trồng cây na mà lại trồng loại cây khá xa lạ như cây nấm? Anh Đạt cho biết: “Diện tích đất vườn nhà tôi chỉ có vài sào, ít quá nếu trồng na hiệu quả kinh tế cũng không cao, vì vậy tôi mới đi học nghề trồng nấm”.

Năm 2000 anh Đạt có tham gia một lớp dạy nghề trồng nấm do tỉnh Đoàn tổ chức. Học trồng nấm xong anh về bắt tay vào khởi nghiệp với nghề trồng nấm. Ban đầu anh làm với quy mô nhỏ để thử nghiệm. Cây nấm phát triển tốt, gia đình anh ăn nấm thấy rất ngon nhưng khi bán ra thị trường lại gặp rất nhiều khó khăn, không ai mua. Vất vả mà lại không có nguồn thu nhập, chán nản nên anh Đạt đành bỏ trồng nấm quay trở lại làm nghề lái xe để có tiền nuôi sống gia đình. Tag: may quat nuoc

Đến năm 2005, anh Đạt quay trở lại trồng nấm. Song một lần nữa, anh Đạt lại gặp thất bại khi nấm trồng ra không có thị trường tiêu thụ. Nguôi ngoai đến năm 2007 anh Đạt lại bỏ trồng nấm để đi xuất khẩu lao động Đài Loan. 5 năm đi lao động Đài Loan, anh Đạt tích lũy được một số vốn nhất định những tưởng có vốn anh sẽ tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình. Nào ngờ anh Đạt lại tiếp tục quay lại với nghề mà anh đã 2 lần gặp thất bại trước đó. Năm 2012, anh Đạt lại thử vận may với nghề trồng nấm. Lần này, trời không phụ công người kiên trì, tâm huyết.

Làm “giấy khai sinh” cho cây nấm

Từ số vốn tích lũy có được khi đi lao động Đài Loan, anh Đạt đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất như: máy đóng bầu nấm, nhà trồng nấm. Lần này, vừa trồng nấm anh vừa quan tâm đến việc tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nên nấm cho thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Nhiều quán ăn, nhà hàng trên địa bàn TP Chí Linh, hay thị trường Quảng Ninh đã dần chấp nhận sản phẩm nấm tươi của anh.

Nấm anh Đạt làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Được đà anh Đạt tiếp tục đầu tư mở rộng nhà trồng nấm. Đến nay, diện tích nhà trồng nấm của anh Hoàng Tiến Đạt đã phát triển lên tới 700 m2, trồng được trên 2 vạn bịch nấm. Tag: quạt nước nuôi tôm

Anh đưa cho tôi xem sản phẩm nấm của trang trại. Sản phẩm nấm được đóng gói, bao bì có dán nhãn mác mang tên “Trang trại Nấm Tiến Đạt” cùng với các thông số về địa chỉ, số điện thoại, tên sản phẩm, khối lượng, hạn sử dụng… và có cả mã vạch truy suất nguồn gốc. Tôi rất ngạc nhiên với cách làm chuyên nghiệp của người nông dân năng động này.

Anh Đạt cho biết: “Tôi chỉ nghĩ nếu muốn phát triển bền vững phải tạo được niềm tin cho khách hàng, người tiêu dùng, vì vậy năm 2017 tôi triển khai thực hiện các bước, các thủ tục đăng ký làm truy suất nguồn gốc, mã vạch và đến năm 2018 sản phẩm của tôi đã có truy suất nguồn gốc nấm”. Tag: quạt nước tạo oxy ao tôm

Sản phẩm nấm được đóng gói, có mã vạch, có thông tin về nguồn gốc sản phẩm đã giúp sản phẩm “Nấm Tiến Đạt” tạo được sự tin tưởng của khách hàng, người tiêu dùng nên tiêu thu rất tốt. Trong mùa thu hoạch, mỗi ngày anh Đạt thu 2,5 tạ nấm. Mỗi năm, cơ sở trồng nấm Tiến Đạt thu hoạch được 20 tấn nấm các loại, doanh thu đạt hơn 700 triệu đồng/năm. Do tự sản xuất được bịch phôi nấm nên giảm chi phí đáng kể. Sau khi trừ hết chi phí, anh Đạt thu lãi 350 triệu đồng.

Nguồn: danviet.vn/muon-cach-lam-giau/di-dai-loan-ve-trong-nam-o-pho-nui-bo-tui-300-trieu-nam-967872.html