Lúa vụ đông xuân tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đang trong giai đoạn phân hóa đòng, chuẩn bị trổ. Ðể bảo đảm thắng lợi vụ lúa đông xuân 2018-2019, nhà nông cần chủ động theo dõi và phòng, trừ kịp thời sâu bệnh gây hại.


Theo Cục Trồng trọt, nền nhiệt trung bình vụ đông xuân 2018 - 2019 khá cao và cao hơn trung bình nhiều năm từ 1,5 đến 2oC. Ðây là điều kiện để cây lúa sinh trưởng thuận lợi, bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh nhanh. Tại nhiều địa phương, một số diện tích lúa đông xuân gieo cấy sớm trước Tết Nguyên đán đã đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên, thời tiết ấm cũng là điều kiện lý tưởng để các sinh vật hại trên lúa phát triển mạnh mẽ. Tính đến ngày 15-3, diện tích lúa bị ốc bươu vàng gây hại trên cả nước đã lên tới hơn 18 nghìn héc-ta, tăng hơn 11 nghìn héc-ta so với kỳ trước (chủ yếu ở các tỉnh phía bắc), diện tích phòng trừ lên tới 28.764 ha. Bệnh đạo ôn cũng gây hại khoảng 12.813 ha; trong đó, diện tích nhiễm nặng khoảng 694 ha, mất trắng 13,7 ha, diện tích phòng trừ 3.376 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ. Diện tích lúa bị nhiễm rầy khoảng 10.253 ha, phân bố tập trung tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ven biển Nam Trung Bộ. Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh đen lép hạt, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ cũng gây ảnh hưởng cho hơn 18 nghìn héc-ta lúa, phân bố rải rác ở nhiều địa phương. Tag: bệnh tôm chết sớm

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Ninh Phạm Văn Chiến cho biết, từ đầu vụ đến nay, các sinh vật gây hại phát sinh ở mức độ cao hơn so cùng kỳ năm 2018, cụ thể, tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên mạ và lúa đến nay là 2.872 héc-ta; diện tích phòng trừ khoảng 3.105 ha. Trong đó, diện tích bị nhiễm ốc bươu vàng hiện khoảng 2.595 ha, diện tích phòng trừ 3.005 ha, mật độ phổ biến 0,5 đến 1 con/m2. Bệnh tuyến trùng hại rễ với diện tích nhiễm 170 héc-ta (cao hơn cùng kỳ), diện tích phòng trừ 100 ha, tỷ lệ hại phổ biến 3% đến 5%, cao 25% đến 35% dảnh.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong tháng 3, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại xu hướng giảm trên lúa trà muộn đẻ nhánh, gây hại nặng trên những ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng ngập nước thường xuyên chưa được áp dụng các biện pháp phòng trừ. Cùng với đó, bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh, gây hại tăng nhanh trên diện tích lúa giai đoạn đẻ nhánh. Ở những vùng nhiễm nặng sẽ xảy ra hiện tượng cháy cục bộ trên các giống nhiễm, bón thừa đạm. Tag: tôm bệnh phân trắng

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Xuân Ðịnh cho rằng, hiện nay, lúa xuân ở các địa phương đã đẻ nhánh tối đa, một số vùng gieo cấy sớm đã bắt đầu chuyển giai đoạn, hình thành lóng và vươn đốt. Tháng 3 là giai đoạn mẫn cảm của lúa khi diện tích lá đã đạt tối đa và theo dự báo sẽ mưa nhiều, ẩm độ cao, vì vậy sâu bệnh hại sẽ tiếp tục phát sinh phức tạp. Trước tình hình trên, Cục Trồng trọt đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương chỉ đạo các đơn vị chuyên môn bám sát đồng ruộng phát hiện và phòng trừ kịp thời các ổ sâu bệnh, nhất là đạo ôn lá, rầy các loại sâu cuốn lá, đục thân, chuột. Tích nước sẵn sàng trong hệ thống, bảo đảm đủ nước cho giai đoạn lúa trỗ cuối tháng 4 nhằm hạn chế tác động của nắng nóng và các sinh vật gây hại. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía bắc cần giữ nước đều mặt ruộng, tích nước hệ thống để bảo đảm dưỡng lúa suốt vụ. Tập trung bón thúc sớm, bón hết lượng phân bón chuyên thúc (NPK hỗn hợp hoặc phức hợp) với chân lúa gieo sạ, cấy sau Tết Nguyên đán, kết hợp tỉa, dặm những nơi lúa chết do ngập, do ốc bươu vàng hoặc chuột phá hại. Dự báo, vẫn còn có các đợt không khí lạnh yếu lệch đông, mưa và độ ẩm cao, nền nhiệt phù hợp là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, ngành nông nghiệp các tỉnh cần tập trung cao độ theo dõi, dự tính, dự báo và phòng trừ, dập các ổ sâu bệnh ngay từ khi mới phát sinh. Chú ý các chân ruộng trũng, gieo cấy sớm các giống dài ngày, các giống mẫn cảm với đạo ôn, rầy các loại, theo dõi chặt bệnh lùn sọc đen phương nam. Tag: khí độc trong ao

Ðể bảo đảm thắng lợi lúa vụ đông xuân 2018 - 2019, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo các tỉnh phía bắc cần theo dõi sát sao diễn biến của bệnh đạo ôn trên lá, chủ động phòng trừ cho những diện tích nhiễm bệnh, nhất là trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Các tỉnh trung du, miền núi theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu cuốn lá nhỏ trên các trà lúa sớm, xanh tốt, chủ động phòng trừ diện tích có mật độ sâu cao. Các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chú ý theo dõi chặt bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép hạt trên lúa đòng trổ - chín, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn... trên lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng. Các tỉnh Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục theo dõi diễn biến các đối tượng sâu bệnh trên lúa đông xuân 2018 - 2019 và lúa hè thu 2019, khuyến cáo thời gian xuống giống né rầy vụ hè thu 2019 ở các địa phương.

Nguồn: nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/39682002-phong-chong-sau-benh-vu-lua-dong-xuan.html

View more random threads: