Nếu thức ăn không đáp ứng nhu cầu chất lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tiêu hóa, hấp thu, trao đổi vật chất của cơ thể gia súc. Theo đó, sức sản xuất và đề kháng của cơ thể bị giảm sút, gia súc dễ mắc các bệnh mãn tính, ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm.


Những loại thức ăn xanh có hại

Thức ăn lẫn những chất hoá học có hại, hợp chất kim loại, hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học… Gia súc ăn phải những hóa chất này sẽ bị ngộ độc và có thể chết. Vì vậy, cần tránh chăn thả gia súc ở những vùng trồng lúa, rau màu, nhất là những thời điểm phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…

Ở một số bãi chăn thả có lẫn một số cây cỏ có chứa độc tố như cyanide có trong lá, củ cây sắn, một số cây họ đậu, hạt lanh… chất độc gosipon có trong hạt bông, chất độc mimosin có trong lá, hạt cây keo dậu, chất độc cumarin có trong cỏ ba lá, chất độc của cây lá ngón, chất độc ở một số loại củ đang nảy mầm như khoai tây, măng tre, nứa… Gia súc ăn phải sẽ bị ngộ độc cấp tính và có thể chết nếu không được cấp cứu và giải độc kịp thời. Nhờ bản năng, gia súc thường tránh được những cây cỏ có gai sắc nhọn, có mùi khó chịu, có vị đắng, có độc tính. Tuy nhiên, đôi khi gia súc cũng ăn phải những cây, cỏ có độc dẫn tới bị ngộ độc và chết. Nguyên nhân chủ yếu do gia súc đói quá nên ham ăn bãi chăn thả, đồng cỏ có quá nhiều các loại cây, cỏ độc. Đề phòng để gia súc không ăn phải các loại cây, cỏ độc khi chăn thả, phải thường xuyên kiểm tra bãi chăn, đồng cỏ. Nếu phát hiện có cây cỏ độc phải diệt trừ ngay. Ngoài ra, phải chú ý cho gia súc uống nước đầy đủ. Sau khi bị trúng độc, cho gia súc uống nhiều nước có thể giảm được độc tính phát tác. Tag: may quat nuoc

Cây, cỏ mọc ở những nơi chôn xác gia súc mắc bệnh chết, nơi chứa các chất phế thải chăn nuôi lẫn mầm bệnh do gia súc mắc bệnh do nhiễm vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, protozoa, trứng giun sán. Khi gia súc ăn phải thức ăn này, mầm bệnh sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và gây bệnh

Thức ăn nấm mốc

Thức ăn chế biến, bảo quản không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, các yêu cầu vệ sinh tạo điều kiện cho vi sinh vật, nấm mốc sinh trưởng, phát triển. Khi đó các vitamin và axit amin sẽ bị nấm mốc, vi sinh vật hấp thu nguyên vẹn. Nấm mốc có thể sử dụng phần lớn nguồn dinh dưỡng carbon, ni tơ khiến hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn bị nấm mốc, nhiễm vi sinh vật bị biến chất hoặc giảm thấp. Hơn nữa, nhiều loại nấm mốc có khả năng tiết ra độc tố, gây bệnh nghiêm trọng cho gia súc như độc tố Aflatoxin do nấm mốc Aspergillus flavus phát triển trên ngô, đỗ, lạc, một loại độc tố nấm có độc tính rất mạnh, có khả năng gây tổn thương hủy hoại chức năng gan, thận, hệ tim mạch, gây sảy thai ở gia súc cái. Nếu trong thức ăn heo có độc nấm mốc Aspergillus flavus chiếm từ 17 - 20% trong khẩu phần ăn, sau 22 ngày heo bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như giảm ăn, chậm lớn và biểu hiện bệnh tích ở gan, thận. Với bê, nghé, nếu trong khẩu phần ăn có 8 - 20% các thức ăn có độc tố nấm mốc Aflatoxin, trong vòng 16 tuần các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện như giảm ăn, chậm lớn, sút cân và biểu hiện bệnh tích viêm, thoái hóa, hoại tử nặng ở gan, thận. Tag: quạt nước nuôi tôm

Thức ăn chế biến không tốt

Việc sử dụng thức ăn tự chế làm thức ăn cho gia súc với mục đích giảm giá thành khá phổ biến, nhất là với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc chế biến thức ăn không đúng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu, tiêu hóa của gia súc như:

- Thức ăn ủ men, ủ chua, u rê không đúng quy trình kỹ thuật thúc đẩy các vi sinh vật có hại phát triển, thức ăn quá chua. Khi gia súc sử dụng thức ăn này sinh bệnh đi ỉa chảy, tiêu hóa kém, gầy còm.

- Thức ăn tự chế nếu không đủ hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu, gia súc sẽ mắc một số bệnh do thiếu dinh dưỡng. Ví dụ: Heo cho ăn thiếu khoáng phát sinh bệnh mềm xương, còi xương, nhất là lại không được vận động ngoài ánh sáng.

- Nếu cho trâu bò ăn thức ăn quá khô, không cung cấp đủ nước uống, trâu bò sẽ bị bệnh nghẽn dạ lá sách. Tag: quạt nước tạo oxy ao tôm

Khi bị ngộ độc do thức ăn cho gia súc uống nhiều nước, có thể dùng nước đường, nước mía, mật mía… phối hợp tiêm các thuốc trợ lực, giải độc như vitamin C, K, điện giải. Trường hợp nặng, loại trừ chất độc trong đường tiêu hoá bằng cách gây nôn cho gia súc. Sau đó cho uống 10 - 20 g bột than củi tán nhỏ mịn hoặc 2 lòng trắng trứng gà. Cần rửa ruột cho gia súc bằng cách thụt nước ấm vào hậu môn. Giải độc trong máu bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch bằng nước sinh lý ngọt liều tiêm 200 - 500 ml/con trâu, bò, ngựa.

Nguồn: 2lua.vn/article/thuc-an-gay-benh-cho-gia-suc-5c930d0e425cc55704d20e6d.html