Trong tâm thức người Việt, đêm giao thừa là thời khắc vô cùng đặc biệt, tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến. Trong khoảng khắc đó, người dân thường chuẩn bị [replacer_a] ngoài trời, cúng trong nhà để nghênh đón tài lộc, cầu bình an.

Nên tiến hành vào thời gian nào?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn), cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.

Người dân nên tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp, để tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới.


Nghi lễ cúng giao thừa

Đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng mùng 1 Tết, ở thành phố, nhiều nhà bày lễ cúng lúc giao thừa trong sân hay trước cửa nhà.

Ở thôn quê, các thôn cúng giao thừa tại sân đình, đền, miếu... Lễ tế diễn ra trọng thể, trống chiêng vang dậy đêm khuya, xưa có pháo đốt ran. Tư gia không làm riêng lễ trừ tịch.

Những lễ vật cúng giao thừa gồm: hương vàng, trầu, rượu, hoa quả, xôi gà…

Tại các tỉnh thành, nhiều nhà bày mâm lễ vật trên ghế đẩu hoặc thùng gỗ rất luộm thuộm, không thể hiện được sự tôn nghiêm của các nghi lễ với các vị thần như Hành khiển, Phán quan…

Bên cạnh đó, nhiều người không có ý thức rõ rệt về lễ trừ tịch, họ chỉ biết thành tâm cúng lễ, vái tứ phương mà không biết khấn Đương niên, Bản cảnh Thành hoàng, Thổ địa Thần kỳ.
Quan tâm: mâm cúng giao thừa

Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời?

Thông thường, các gia đình thường cúng lễ trừ tịch cả ở ngoài trời và trong nhà. Cỗ cúng trong nhà là cúng tổ tiên, ông bà còn mâm cỗ ngoài trời là cúng trời, Phật, quan thần.

Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết, khi năm mới sang, bao giờ cũng phải khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an, sau đó mới lễ trong nhà.