Hello & Welcome to Diễn đàn thể hình Việt Nam
Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 54
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Giới Thiệu về Vovinam (Việt Võ Đạo)

    Giới Thiệu về Vovinam (Việt Võ Đạo)
    (Lượt xem: 10)​
    Vovinam (hay còn gọi là Việt Võ Đạo) là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
    Vovinam là cách viết tắt của cụm từ "Võ Việt Nam" để dễ đọc. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện nhuyễn công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
    Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania,Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc,…
    Lịch sử
    Võ sư Nguyễn Lộc
    Người sáng lập Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc.
    Năm 1938, võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng.
    Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc mất.
    Từ 1960, võ sư Lê Sáng tiếp nhận chức Trưởng Môn môn phái và chịu trách nhiệm phát triển và quảng bá rộng rãi Vovinam ra toàn thế giới. Ở Pháp giáo sư Phan Hoàng có công gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở Âu châu kể từ thập niên 1970. Trong khi đó ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1966 trở đi, môn Vovinam được đưa vào giảng dạy ở một số trường công lập thuộc nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
    Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    Tháng 9 năm 2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh , sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam Thế giới (WVVF)
    Tháng 2 năm 2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran.
    Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu là Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái. Như vậy, danh xưng Chưởng Môn trong môn phái sẽ không còn dùng trong tương lai nữa. Kể từ đây, khi gọi Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của môn phái. Cũng kèm theo đó, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm làm Chánh Chưởng Quản môn phái.
    Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời.
    Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris.
    Ngày 28 tháng 12 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF) diễn ra tại Campuchia.
    Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26.

    Võ thuật
    Bay cao, kẹp cổ bằng chân, Minden, Đức
    Vovinam
    Vovinam bao gồm phần võ thuật như những thế đấm, đá, gạt, đỡ, lao, gối, chỏ, vật, đòn chân,… và phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ kiếm, đao, côn, thương, dao găm, súng ngắn, súng trường,… Tiếp đó là việc luyện tập ngạnh công, nhuyễn công, khí công giúp dưỡng sinh và bảo tồn sức khỏe.
    Đòn thế Vovinam được đưa vào hệ thống "Một phát triển thành Ba" nên tất cả các đòn thế được tập luyện từ thế căn bản (tấn công, phản đòn, khóa gỡ,…), qua đơn luyện (quyền pháp, chiến lược,…) và đến các dạng đa luyện (song luyện, đối luyện, tam đấu, tứ đấu,…). Võ thuật Vovinam đa dạng và thức thời, phù hợp với nhiều lứa tuổi.
    Từ xưa đến nay Vovinam nổi tiếng với 3 đòn: [cần dẫn nguồn]
    • Chỏ (vì thế trong một số cuộc thi song đấu đối kháng Vovinam, môn sinh không được phép dùng chỏ, vì Vovinam dùng chỏ rất mạnh)
    • Chém quét (chém một bên, dùng chân đá quét chân đối phương bên kia khiến đối phương ngã)
    • Đòn chân kẹp cổ (dùng sức bật kết hợp hai chân kẹp cổ đối phương rồi quật xuống đất, kỹ thuật này nhanh và mạnh, kết hợp yếu tố bất ngờ khiến cho đối phương khó lòng chống đỡ)
    Trong thời gian phong trào "Võ Thuật học đường" (1965), vì không đủ huấn luyện viên có rất nhiều huấn luyện viên của các môn phái võ nước ngoài và võ cổ truyền tham gia vào Vovinam. Họ đã mang nhiều kỹ thuật của các môn võ khác bổ sung vào Vovinam.
    Ví dụ: Võ sư Nguyễn Hữu Nhạc của võ đường Sa Long Cương đã mang bài Long Hổ Quyền vào Vovinam [cần dẫn nguồn]. Đây là một trong những bài quyền được coi là rất đặc trưng của Vovinam.
    Vì lý do nói trên, hệ thống kỹ thuật của Vovinam sau thời "Võ thuật học đường" đã khác một cách cơ bản so với hệ thống võ thuật do võ sư Nguyễn Lộc truyền dạy.
    [sửa]Võ đạo
    Chủ thuyết "cách mạng tâm thân" là phần thực dụng của vũ trụ quan, nhân sinh quan của Việt Võ Đạo, nhưng không phải là triết học, và không bị ảnh hưởng của nhị nguyên luận. Chủ thuyết giáo dục người Việt mới, về tâm và thân. Đó không phải là lý thuyết, mà là ứng dụng thực tế vào mọi sinh hoạt võ học, với các định lý: tâm thân phối triển, cương nhu phối triển, tri hành phối triển, việt ngã, độ tha, và thăng hóa, cả tâm hồn và thân chất, để truyền thông, nghị lực mới với các thế hệ môn sinh kế tục, đòi hỏi tính kiên trì để học, hỏi, hiểu, và hành.
    Môn sinh Vovinam luôn tự thực hiện cuộc "cách mạng Tâm Thân" để phát triển toàn diện về tâm, trí và thể. Ngoài việc luyện tập đòn thế để thân thể cường tráng, dẻo dai và khỏe mạnh, môn sinh Vovinam còn trau dồi một tâm hồn thanh cao, hiến ích, tự tin, can đảm, cao thượng, bất khuất và tính nhân bản theo lời dạy của võ sư Nguyễn Lộc "sống cho mình, giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người".
    Võ đạo của Vovinam còn được xem như một nhân cách sống hay một triết lý làm người.

    Mười điều tâm niệm
    • Đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
    • Trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo.
    • Đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
    • Tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
    • Tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
    • Chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
    • Sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
    • Kiện toàn một ý chí đanh thép, thắng phục cường quyền và bạo lực.
    • Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
    • Tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn kiểm điểm để tiến bộ.
    Mười điều tâm niệm (theo chương trình võ đạo mới)
    • Việt võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
    • Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
    • Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
    • Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
    • Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
    • Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
    • Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
    • Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến.
    • Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
    • Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn tự kiểm để tiến bộ.
    Võ Phục
    Từ năm 1938 đến năm 1964, Vovinam không có võ phục chính thức của mình. Sau cuộc gặp mặt các võ sư Vovinam lần đầu tiên, tổ chức vào năm 1964, màu võ phục chính thức là màu lam. Tuy nhiên phân nhánh ly khai Việt Võ Đạo Federation dùng võ phục màu đen trong những năm 1973-1990. Từ năm 1990 cho đến nay, võ phục Vovinam trên toàn thế giới dùng thống nhất màu lam.
    Các loại đai đẳng
    • Tự vệ nhập môn: Có hai cấp là tự vệ Việt Võ Ðạo (đai xanh màu da trời) và Nhập môn VVÐ (Ðai xanh dương đậm), thời gian luyện tập mỗi cấp là 3 tháng. Danh xưng: võ sinh
    • Lam đai: Ðai xanh dương đậm có gạch vàng, ba cấp, mỗi cấp tập luyện: 6 tháng Danh xưng: môn sinh.
    • Huyền đai: Đai đen (người dưới 15 tuổi có chỉ vàng dọc theo đai) 1 cấp, thời gian tập luyện 1 năm; tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai.
    • Hoàng đai: Ðai vàng có gạch đỏ, ba cấp, mỗi cấp luyện tập 2 năm. Danh xưng: huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn; tương đương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ nhất đẳng, huyền đai đệ nhị đẳng, huyền đai đệ tam đẳng.
    • Chuẩn hồng đai: Ðai đỏ có 2 viền vàng, một cấp, luyện tập 3 năm và trình tiểu luận võ học khi thi thăng cấp Hồng đai. Danh xưng: võ sư chuẩn cao đẳng; tương dương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ tứ đẳng.
    • Hồng đai: Ðai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mỗi cấp luyện tập 4 năm và trình luận án võ học khi thi thăng cấp, danh xưng: võ sư cao đẳng hồng đai đệ thất, nhị, tam,… cấp; tương dương đẳng cấp quốc tế: huyền đai đệ ngũ, lục đẳng,…
    • Bạch đai: Ðai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, có 1 cấp, thời gian luyện tập: vô định. Ðây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư Chưởng Môn môn phái.
    Hiện tại, các màu đai có ý nghĩa như sau:Ý nghĩa màu đai
    • Xanh lam: Biểu hiện cho hy vọng.
    • Đen: Màu của nước. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã chuyển thành bản thể.
    • Vàng: Màu của đất. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở nên vững chắc như đất.
    • Đỏ: Màu của lửa. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bốc cao như lửa.
    • Trắng: Màu của sự thanh khiết. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã trở nên cao độ, chân tịnh, thiêng liêng nhất. Chỉ dành cho trưởng môn của môn phái.
    Nhưng lúc xưa, ý nghĩa các màu đai không phải như vậy, do thời thế mà đã đổi thành như trên, việc này sẽ bàn thêm ở dưới. Và đến giờ vẫn còn nhiều người đồng ý với quan niệm lúc xưa. Rằng:
    • Xanh lam: Biểu thị cho hy vọng. Giống hiện nay.
    • Đen: Khi xưa không có màu đen cho đai. Nhưng từ khi Vovinam chính thức ra với quốc tế, nên các võ sư đã thống nhất cho thêm màu đai đen để có một cấp bậc tương đương với đẳng cấp quốc tế. Nghĩa là môn sinh mang đai đen Vovinam sẽ tương đương đẳng cấp với các môn sinh đai đen của các võ phái khác đã được quốc tế hóa (như đai đen của Karate-do, Taekwondo,…)
    • Vàng: Màu của da. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã bao trùm thân thể cho người môn sinh, bảo vệ vững chắc cho người môn sinh.
    Khi xưa, Vovinam chỉ dạy cho người Việt, chưa du nhập ra quốc tế, nên màu vàng biểu thị cho màu da của người Việt, là người da vàng. Nay Vovinam chính thức quốc tế hóa, môn sinh da vàng, da trắng, da đen trên toàn thế giới, nên sửa thành "màu của đất" như trên.
    • Đỏ: Màu của máu. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã tiến sâu hơn một bước: "từ ngoài da đã thấm vào trong máu" của người môn sinh.
    • Trắng: Màu của xương. Với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã vào tận xương tủy, đã trở thành "cốt". Đã đạt đến giới hạn thâm viễn nhất dành cho người đứng đầu môn phái
    Bài Viết có sử dụng thông tin từ Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia và trên internet, vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi đưa sang 1 bên thứ 3. cảm ơn!

    Read more: http://huubang.info//index.php?threads/gioi-thieu-ve-vovinam-viet-vo-dao.353/#ixzz2GQmKPICM

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    À, em từng theo học môn võ này, và kinh nghiệm như sau: ko học võ nào khác, chỉ học vovinam, xanh lợt => đen = như đánh lộn ngoài đường, đánh không đúng kĩ thuật, toàn dạy kĩ thuật đòn đánh rút hông nhưng sao lại đánh lên đầu kiểu boxing? Từ đai vàng trở lên em chưa biết vì chưa đấu wa. Tóm lại, sau chiến tranh, vovinam đã bị thể thao hoá, nhưng bị thể thao hoá ko wan trọng mà cái quan trọng chính là kĩ thuật và lối đấu không ăn khớp vs nhau, ko gây sát thương cao nếu ko tập lâu năm hoặc kết hợp võ khác hay có nhiều kinh nghiệm đánh nhau

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi duydat
    Giới Thiệu về Vovinam (Việt Võ Đạo)
    (Lượt xem: 10)​
    Bài Viết có sử dụng thông tin từ Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia và trên internet, vui lòng ghi rõ nguồn gốc khi đưa sang 1 bên thứ 3. cảm ơn!

    Read more: http://huubang.info//index.php?threads/gioi-thieu-ve-vovinam-viet-vo-dao.353/#ixzz2GQmKPICM
    Bài viết rất công phu, rất hay, rất tâm huyết. Mình rất thích đọc bài này.
    Nhưng mình không theo Vovinam, vì xét cho cùng, đây là Tân Quyền, nguồn gốc xác định, không thể xác nhận hai chữ là "Truyến thống" được. Nếu đem so sánh (nhưng chẳng ai so sánh bao giờ), thì không thể đọ lại với Võ Nghệ (của miền Bắc) và Tây Sơn Bình Định được. Cái thâm thúy, hiểm độc, là được giữ lại ở nơi đây, Còn Vovinam bây giờ, thể thao hóa, mất hết cái hay của Việt Võ Đạo ngày trước, thập niên 70, 80 rồi.
    Bây giờ chả khác nào là võ biểu diện cho đẹp, góp vui chi thiên hạ coi chơi, còn tính thực chiến thì chẳng bao nhiêu.

    Suy cho cùng, nếu tốn công đi học võ tự vệ, thì hãy học:
    Muay Thái:
    Cực kì nổi tiếng ở mức trâu bò, thể lực cũng như cách ra đòn, tay chân, đặc biệt ống quyển cứng như sắt, thực chiến cực mạnh với các đòn chỏ, đầu gối như trời giáng...
    (ai là Fan hâm mộ của diễn viên Tony Jaa hay võ sĩ Buakaw lừng danh thì....cái này quá nổi tiếng rồi, không cần nói nhiều ^^.
    :LOL::LOL::LOL:)
    Kick boxing

    Củng khá giống như trên, tính thực chiến cao, tuy không hay bằng và lâu đời như muay Thái, nhưng những trận kick Boxing trên TV thì không phải không đáng ngưỡng mộ...:whistle::whistle::whistle:
    Karate
    tầm hiểu biết mình nông cạn, nhưng
    Cương quyền mạnh mẽ của Karate trên trục thẳng, những đòn đấm, chặt... và những cú đá, chắc hẳn phải làm bạn phải dè chừng.
    (y)(y)(y)

    Teakwondo
    Quá nổi tiếng trên thế giới vì những đòn đá tuyệt kĩ, vừa đẹp (biểu diễn) mà lại vừa Thực Dụng đến mức không ngờ được... (one hit, one kill):sneaky::sneaky::sneaky:
    Cái này, mấy đòn đá 360, 540 của Vovinam, chỉ là hạng ruồi, hàng cháu chắc của Teakwondo mà thôi

    (đây là sự thật, xin lỗi bạn, mình nói thẳng..!!!)
    Và cùng lắm trong vòng 1 năm, chúng ta còn học được tính thực chiến nhiều hơn là khi theo học Vovinam (xin lỗi, nhưng đây là ý kiến chủ quan của mình, mang tính phiến diện)
    Riêng mình theo hệ phái Võ Bình Định, Làng An Vinh mà thôi..!!!^^
    Đó là "ý kiến chủ quan, mang tính phiến diện một chiều" của mình. Vậy bạn suy nghĩ như thế nào..???
    Thanks bạn đã đọc bài mình nha..!!!

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hồi năm 2004 thì mình cùng với vài anh em thân thiết chuyển tử Aikido wa học Vovinam, cũng leo lên được hoàng đai nhất (Vàng 1) vào khoảng năm 2007, 21 đòn chân của vovinam thì mình cũng bay được tới đòn 16-17 gì đấy. Rồi có lần thử đấu với 1 thằng trong tuyển pencak silat TP, thấy đấu ăn, tưởng mình cũng ngon, ai dè năm 2009 wa Úc bị muay thai nó giã tưng bừng rồi từ đó chuyển wa tập muay luôn :LOL::LOL::LOL:

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Templar09
    Hồi năm 2004 thì mình cùng với vài anh em thân thiết chuyển tử Aikido wa học Vovinam, cũng leo lên được hoàng đai nhất (Vàng 1) vào khoảng năm 2007, 21 đòn chân của vovinam thì mình cũng bay được tới đòn 16-17 gì đấy. Rồi có lần thử đấu với 1 thằng trong tuyển pencak silat TP, thấy đấu ăn, tưởng mình cũng ngon, ai dè năm 2009 wa Úc bị muay thai nó giã tưng bừng rồi từ đó chuyển wa tập muay luôn :LOL::LOL::LOL:
    tưởng mình cũng ngon, ai dè năm 2009 wa Úc bị muay thai nó giã tưng bừng rồi từ đó chuyển wa tập muay luôn
    nghe câu trên là hiểu ngay viễn cảnh tồi tàn của môn võ Vovinam này - chết yểu mà không biết số mình sao xui...!!!

    Coi video thử xem, bình luận võ Vovinam nó như thế nào thử nhé:^^
    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/6Qyslcr0lj0&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/6Qyslcr0lj0&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/6Qyslcr0lj0&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>
    nhận xét của mình: cứ như
    cào mặt nhau ấy..!!!, còn bình luận viên thì, tha hồ "chém gió + tán nhảm say sưa":whistle::whistle::whistle::whistle:

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi phat_txyr
    tưởng mình cũng ngon, ai dè năm 2009 wa Úc bị muay thai nó giã tưng bừng rồi từ đó chuyển wa tập muay luôn
    nghe câu trên là hiểu ngay viễn cảnh tồi tàn của môn võ Vovinam này - chết yểu mà không biết số mình sao xui...!!!

    Coi video thử xem, bình luận võ Vovinam nó như thế nào thử nhé:^^
    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/6Qyslcr0lj0&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/6Qyslcr0lj0&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/6Qyslcr0lj0&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>
    nhận xét của mình: cứ như
    cào mặt nhau ấy..!!!, còn bình luận viên thì, tha hồ "chém gió + tán nhảm say sưa":whistle::whistle::whistle::whistle:
    Võ gì mà sao giống loạn đả ngoài chợ vậy?

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Rogue
    À, em từng theo học môn võ này, và kinh nghiệm như sau: ko học võ nào khác, chỉ học vovinam, xanh lợt => đen = như đánh lộn ngoài đường, đánh không đúng kĩ thuật, toàn dạy kĩ thuật đòn đánh rút hông nhưng sao lại đánh lên đầu kiểu boxing? Từ đai vàng trở lên em chưa biết vì chưa đấu wa. Tóm lại, sau chiến tranh, vovinam đã bị thể thao hoá, nhưng bị thể thao hoá ko wan trọng mà cái quan trọng chính là kĩ thuật và lối đấu không ăn khớp vs nhau, ko gây sát thương cao nếu ko tập lâu năm hoặc kết hợp võ khác hay có nhiều kinh nghiệm đánh nhau
    Cái này thì bạn nói đúng nè. Không phải người theo học võ không có tư chất, trình độ theo học,
    mà là Võ vovinam, được cái mã, chứ miếng thì chẳng có..!!!
    Nhưng có chỗ này, mình góp ý kiến vô thêm: Thể thao hóa, góp phần "giết chết" đi linh hồn của môn Võ Vovinam này, và thay bằng những hào nhoáng dơ bẩn, tư tưởng sai lầm của cả một thế hệ sau này, một tư tưởng:"Thùng rỗng kêu to" đấy, chứ không phải là không quan trọng đâu.

    Còn cái chuyện mà bạn nói:
    "cái quan trọng chính là kĩ thuậtlối đấu không ăn khớp vs nhau, ko gây sát thương cao nếu ko tập lâu năm hoặc kết hợp võ khác hay có nhiều kinh nghiệm đánh nhau",
    Cái mà " luyện tập lâu năm, kết hợp nhiều môn võ khác nhau hay kinh nghiệm đánh nhau."là do mình học tập, tự rút ra được. Thiết nghĩ, môn võ nào chả vậy, cũng có sở trướng sở đoản của nó mà thôi. Cái chính là chúng ta có biết cách xoay, phát huy như thế nào mà thôi.
    Võ thuật trên thế giới nói chung, rất gần nhau, đi vòng vòng cũng quy về một điểm chung, không có gì bàn cãi...:whistle::whistle::whistle:

    Mình xin phân tích 1 chút về những gì mình đã nói như trên:
    Thứ nhất
    Kĩ thuật, học đúng là 1 chuyện, đánh và có sử dụng được (và khi nào thì xài) trong thực chiến hay không là 1 chuyện khác. Với lại có câu nòi mình muốn nói bạn nghe:
    Lối đấu, là do bạn chọn, cái này mang tính chủ quan cao lắm, mình không nói trước được đâu.

    Bí kíp học Võ là chết, người học võ mới sống.
    vd: Học 1 đòn đấm thẳng vô mặt, nhưng ví dụ lúc ấy, đối phương thủ cứng quá, không hở mặt, hở bụng thì...o_O đánh vào bụng chứ...suy nghĩ chi nhiều, mệt thân:LOL::LOL::LOL:. Cái đáng sợ không phải là máu me bê bết, mà là sau 1 đấm không để lại gì, đối phương gục xuống thua luôn, cái đó mới quan trọng..!!!
    (Chắc bạn hiểu mình nói gì mà, hihi...^^)

    Cái thứ hai, học võ, chuyện luyện nội công với ngoại công, xứng danh với hai chữ "khổ luyện" mà, không luyện thì làm gì mạnh hơn, trâu lên được hả bạn...!!!:ROFLMAO::ROFLMAO::ROFLMAO:
    Đó là ý kiến chủ quan của mình, bạn Rogue nghĩ như thế nào nè..???
    Thanks bạn đã đọc bài mình nha..!!!^^

  8. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    1.


    Trích dẫn Gửi bởi Tran Phuong
    Mình đồng í những gì bạn viết về Vovinam. Mình có người bạn tập vovinam đã lâu , có nói với mình k thích đấu vì đã đanh là đánh rất hiểm. Mình mời mọc mãi, mặc giáp kín mít mới được giao lưu. Nhưng rất tiếc mình câu thể lực đến hiệp hai đã thấy thở. Đến hiệp 3 thì 2 đấm đã bung. Mình nói chuyện với các bạn tuyển vovinam thành phố thì chuyện luyện thể lực và sức chịu đựng thường thấy k đc chú trọng ở vovinam. Tập chỉ để tậpt rung vào 2 phút đánh trên sàn. Trong khi như mình tập vật, boxing phải kéo lop, gánh tạ, đẩy xe, lên xà, chạy bền..... Với mình võ trước hết luyện sức mạnh, chịu đc đòn mới đánh trả đc.
    Nói về đòn đánh thì đó là sự lai tạp giữa karate và các phái võ tàu. Ghóp nhặt mỗi nơi 1 chút, mất đi bản sắc chính của dân tộc. Khi giao đấu thì loạn đả, mặc giáp kín mit !?!?!?! đánh phải ăn đòn mới say máu. đánh phải có cảm giác bấp bênh mới kích thích.
    CÒn chuyện nội công bạn nói mình chịu tập 4 5 năm rồi chưa từng bik đến nội công chỉ bik tapạ thể lực sức bền thật tốt, sức chịu đựng dẻo dai khổ nỗi người bị quá khổ hix....nhất là bắp chân...đang phải cắt cơ cắt mỡ cho bé lại....
    Cái câu này bạn nói, chuẩn không có gì để chỉnh hết..!!!
    Nói về đòn đánh thì đó là sự lai tạp giữa karate và các phái võ tàu. Góp nhặt mỗi nơi 1 chút, mất đi bản sắc chính của dân tộc. Khi giao đấu thì loạn đả, mặc giáp kín mit !?!?!?!
    đánh phải ăn đòn mới say máu. đánh phải có cảm giác bấp bênh mới kích thích.

    (khúc này bạn nói nghe...máu lữa thật, hihi)
    Còn khúc này:
    tập 4 5 năm rồi chưa từng bik đến nội công chỉ bik tập thể lực sức bền thật tốt, sức chịu đựng dẻo dai
    Cái mà bạn đang theo luyện, đang luyện tập lẫn sức bền + sức chịu đựng, đó chính là nội công đó...
    tại sao mình nói chắc chắn như vậy..??? Luyện nội công, cũng có nhiều cách luyện. Tuy nhiên, so với cách luyện võ khi xưa và việc luyện võ bây giờ, ưu tiên học Ngoại công thật giỏi trước là chính (Ngoại công là chạy bộ, đứng tấn đấm, kéo xà, thể lực, thực chiến, tốc độ ra đòn....) Vì nội công bây giờ, học tới mức thâm hậu cách mấy mà chậm chạo, ù lì thì....có mà chịu chết ấy chứ..!!!
    (Tập đâu cứng chắc được, chứ bộ hạ, thái dương, cổ, nách, các khớp xương, huyệt đạo...tập sao bây giờ..???).
    Ban đầu, cách luyện như trên thì đó được coi là rèn luyện sức khỏe, nhưng dần dần, lâu ngày dài tháng, khi hoàn thành lại một khối hoàn chỉnh (ý mình nói là, tập luyện tới mức, người cứng như cục đá ấy ^^), thì bạn cũng có nội công trong người cũng khá khá rồi đấy..!!!

    Nếu như bạn chưa hiểu mình nói cho lắm, thì hãy thử trả lời một số câu hỏi này xem nhé:
    1.Có khi nào bạn bị người khác đấm trúng bụng, nhưng không quá mạnh, thì chính bạn cũng cảm thấy không còn đau nhiều như lúc trước nữa..???
    2.Hay có lúc bạn đấm một vật, một cái cây hay 1 vật gì đó, gió có thổi tới lá cây ấy không..???

    3.Bạn đấm một đòn thật mạnh, nhưng bất chợt, bạn lại có thể dừng lại được, dù cách mục tiêu tầm trên dưới 1cm thôi....
    Tất cả những điều trên, không chỉ là nội công, mà đó còn là cách vận lực giữa nội công với ngoại công như thế nào đó..!!!! Điều này cực kì quan trọng...
    À, còn vài điều như trên. Nghe nói đòn chỏ với đầu gối của vovinam ghê lắm, phải không..???
    Nhưng mà, đánh chỏ không khéo thì hở nách, đầu gối không khéo thì hở bộ hạ đó, hihi.
    Xét về mặt dùng chỏ, Võ vovinam không là gì với võ cổ truyền và Tây Sơn Bình Định đâu, đây là điều mà mình dám khẳng định..!!!!




    Trích dẫn Gửi bởi Tran Phuong
    Nhưng....đừng dùa với cao thủ thật sự. Mình đã gặp 1 thày giáo Vovinam mạn phép k nói danh tính. Mình k vật được thày ấy dù mình vẫn vần nhau với các bạn Tây 89 90 kg (ju jitsu) Thày nặng 54 kg và đứng yên cho mình đánh Môn phái nào cũng có người này người kia bạn ạ. Đừng bao h khinh nhờn nó. CHỉ là bộ mặt nó đang tạo ra có phần mang tính hình thức và thể thao không có nghĩa nó mất đi sự nguy hiểm của cận chiến.
    Mình đâu có khinh thường (khinh nhường ^^) ai hết..!!! Cái mình nói tất cả ở trên, chỉ là cho các bạn thấy được: đây là sự đáng tiếc cho Việt Võ Đạo bây giờ..!!!
    Không trách, mình xin nói thẳng..!!! Cao thủ đó, ông thầy đó của bạn, nếu là người của thập niên 70, 80 thì chuyện chúng ta phải đối thủ, chuyện đó chẳng gì là lạ hết, vì những lý do nhu sau:
    1. So về tuổi tác và thâm niên học võ, thì ai hơn ai, tự khắc hiểu.:sneaky: Còn vẫn muốn đem ra so sánh, có khác nào ông thầy đó vờn một "hậu bối" non trẻ như chúng ta đâu kia chứ..!!!
    2. Vào thập niên 70, 80 đây là thời kì vàng son của Việt Võ Đạo, chứ không như vây giờ. Nếu thâỳ ấy cũng là người học võ vào giai đoạn đó, thì....tội nghiệp cho chúng ta, khi đụng "nhầm" cao thủ, hihi...
    (ý mình nói là, cái tinh túy, cái hay của Võ Vovinam, ông thầy ấy biết hết miến rồi, chứ không phải tụi "cùi bắp" như bây giờ...:whistle::whistle::whistle
    Đó chính là những quan điểm và suy nghĩ của mình. Vậy bạn Tran Phuong có suy nghĩ như thế nào..??

    Thanks bạn đã đọc bài mình nha...!!! Thích thì like nha..^^




    Trích dẫn Gửi bởi swimboy99999
    Võ VoViNam hiện giờ thì dạy theo phong trào, thể thao là chính, tập để khỏe, bỏ các đòn hiểm hết rồi. Môn nào cũng có sự lợi hại của nó, không môn nào hay hơn môn nào cũng dở hơn môn nào. Quan trọng là ở người tập thôi.

    Nếu đã học võ thì nên học 1 môn nhu, 1 môn cương kết hợp. Ví dụ học Judo và Karate hoặc Akido và Taekwondo.
    Chính xác nhất câu: Quan trọng là ở người tập thôi.(y)(y)(y)
    câu thứ hai rất hay: Nếu đã học võ thì nên học 1 môn nhu, 1 môn cương kết hợp. Ví dụ học Judo và Karate hoặc Akido và Taekwondo.:sneaky::sneaky::sneaky:
    Chứng tỏ bạn Swimboy99999 cũng là một người am hiểu về võ thuật như thế nào, hihi..!!! ^^




    Trích dẫn Gửi bởi maisportjsc
    võ của người việt ủng hộ
    Trong thâm tâm mình, chỉ có Võ gốc Bình Định và Võ Nghệ miền Bắc: Đây mới chính là hai môn võ chân truyền của võ thuật Việt Nam, từ xưa đến nay mà thôi. Một vẻ đẹp Truyền Thống và không bị cái hào nhoáng bên ngoài làm lu mờ đi giá trị thật sự của nó.
    Còn Vovinam.....còn cái vỏ, ruột chả còn bao nhiêu(n)(n)(n)(n)(n)

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Darknight
    Võ gì mà sao giống loạn đả ngoài chợ vậy?
    Coi xong, bạn sẽ biết đến hai chữ "linh tinh" viết sao rồi đó...!!!!
    Vovinam-Việt Võ Đạo đó bạn..!!! Môn võ mang tính "thể thao hóa" nhiều nhất từ trước đến nay mà chúng ta được thấy đấy...^^
    À, tiện sẵn up luôn, xem những võ khác, có hay hơn Vovinam không nhé:
    Xem để biết hai chữ "Tinh hoa" viết như thế nào...
    Muay Thái (video của anh Buakaw)
    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/IlcO0nse5iU&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/IlcO0nse5iU&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/IlcO0nse5iU&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>
    Teakwondo (one kick one kill là đây..!!!)
    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/paTnfOsaKFo&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/paTnfOsaKFo&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/paTnfOsaKFo&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi phat_txyr
    1.


    Nếu như bạn chưa hiểu mình nói cho lắm, thì hãy thử trả lời một số câu hỏi này xem nhé:
    1.Có khi nào bạn bị người khác đấm trúng bụng, nhưng không quá mạnh, thì chính bạn cũng cảm thấy không còn đau nhiều như lúc trước nữa..???
    2.Hay có lúc bạn đấm một vật, một cái cây hay 1 vật gì đó, gió có thổi tới lá cây ấy không..???

    3.Bạn đấm một đòn thật mạnh, nhưng bất chợt, bạn lại có thể dừng lại được, dù cách mục tiêu tầm trên dưới 1cm thôi....
    1. tập boxing vẫn phải giơ bụng ra chịu đòn. hai bên sườn chai rồi bạn ạ còn các vùng như mặt cổ ...trym thì mình chịu =))) 1 hit là mình xanh cỏ =))) chân vai , tay chai sần lên rồi xẹp xuống rồi chai lên k bik bao nhiêu lần
    2. đấm tắt đc ngọn nến
    3. hên xui =)) cái này mình k thử. Cái mình tap là kiểm soát lực ra đòn thôi. VD jab - jab - hook. Jab 1 nhử đấm nhẹ để lừa thủ, jab 2 thọc manh . hook 3 kết liễu hết sức
    Trong thi đấu, vovinam k đc dùng gối và cùi chỏ bạn ạ. Nên mình chưa nếm thử bao h.
    Bây h Vovinam đánh nhau k đc máu lửa, k đc say đòn. Phải bị đau thì lần sau mới rút kinh nghiệm mà phản ứng nhanh được. Đánh mà dứ dứ nhau ỉ vào giáp mà bỏ quên thủ sườn bụng hông là hỏng. xương sườn đánh vào đau thấu trời----> lơi thủ ngay--->ăn tiếp đòn vào thái dương.
    Xét theo lẽ thường. Khi mình gặp thày áy là mình 85kg , thày gần 54 kg mà già rồi thì tuyệt đối k thể tránh được bị mình vần. Nhưng gừng càng già càng cay , k tóm được mà vật, có tóm được cũng bị đẩy hông k tì lực được, rồi bị đánh khớp. Nói chung chỉ đấu cho vui khi cả hai ngươi cùng quỳ xuống đất xem ai vật được nhau trướC (bài tập thường xuyên khởi động của judo hay ju jitsu)

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 04:18 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.