Kết quả 61 đến 70 của 90
-
07-02-2012, 08:24 AM #61Silver member
- Ngày tham gia
- May 2016
- Bài viết
- 38
Gửi bởi Kardon
-
07-02-2012, 09:25 AM #62Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi ngoc_kien
Còn nữa: Có thể tôi chưa học ShanShou đến nói đến chốn....theo các trường phái dân dụng và quân đội nên tôi không biết ....nhưng tôi dám chắc những cao thủ ShanShou toàn đc học bài bản qua các môn khác rồi sau đó mới học đến Shan Shou...Nói cách khác: Cái gốc của họ không phải là ShanShou....ShanShou chỉ là ngọn khi họ đc đào tạo cực kì căn bản bởi các môn võ khác (ShanShou như kiểu khóa học nâng cao tay nghề thôi)
Điều này đc chứng minh cực kì rõ ràng trong đội tuyển VN đi thi SeaGAme hay đi đánh giải.... đa phần toàn là các cao thủ trước đó đã học tới ngót nghét chục năm (ít thì cũng 5 năm năm) các môn như :Hồng quyền, võ Bình Định...võ cổ truyền nói chung... Và thắng trên võ đài là thắng = luật thể thao của TÁn thủ...chứ đánh ngoài chợ thì còn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu
LÀ tôi đánh giá = thực tế của tôi thôi nhá...còn bác Kiên đây có thể đã đc kinh quá các khóa huấn luyện siêu việt của quận đội hay đã từng tu luyện khắc nghiệt bên Thiếu Lâm rồi về truyền bá cho anh em trong web thì...quá cao siêu rồi nên đừng trách nhữn lời thiển cận của tớ :ROFLMAO:
-
07-02-2012, 01:20 PM #63Silver member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 74
Gửi bởi Mr Máu Gái
-
07-02-2012, 01:40 PM #64Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Mr Máu Gái
Tán thủ vốn là môn võ có nguồn gốc từ Trung Hoa với tên gọi là Sanshou, có nghĩa là nghệ thuật chiến đấu tay không tự do. Sau khi du nhập vào Việt Nam, để phù hợp với thể chất cũng như lối đánh của người Việt, tán thủ đã có những thay đổi đáng kể nhờ vào sự kết hợp thêm những miếng đánh hiểm theo lối võ cổ truyền Việt Nam, nhờ đó mà nó đã phát huy được hết khả năng đối kháng cũng như kỹ chiến thuật trong lối công thủ.
Giới thiệu:
Tại TQ, môn Sanshou (còn được gọi là võ chiến đấu tay không tự do) chú trọng vào các dạng chiến đấu tự do thực tế trên võ đài, đòi hỏi sự thành thạo các kỹ thuật Kungfu. Nhưng bản thân môn Sanshou (hoặc Sanda) lại được phân chia ra 3 dạng:
- Sport Sanshou (Chinese Kickboxing): Đòn thế thể thao
- Civilian Sanshou : Đòn thế dân sự
- Military Sanshou (AKA Qinna Gedou) : Đòn thế dành cho quân đội.
Lịch sử hình thành:
Sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, nhất là sau cuộc chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên 1950 - 1953, Chính phủ TQ nhận thấy rằng khoa học huấn luyện chiến đấu tay không dành cho quân đội là cực kỳ quan trọng. Peng Dehuai, người được giao trọng trách huấn luyện trong thời chiến tranh, người có sáng kiến tập hợp các võ sư tài giỏi của 92 tỉnh trên toàn TQ cùng với các võ sư huấn luyện của quân đội TQ nghiên cứu, so sánh, chắt lọc các tuyệt kỹ cận chiến hiệu quả nhất. Một hệ thống chiến đấu tay không hiệu quả đã ra đời và được phát triển dựa theo 3 nhân tố: Đơn giản, trực tiếp, hiệu quả lớn và đòn đánh nhanh - mạnh - hiểm ác hơn địch thủ.
Hệ thống chiến đấu này đã được trải qua nhiều cuộc thử nghiệm trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, và đã được đem ra thử nghiệm trong cuộc chiến tranh biên giới với quân đội Liên Xô năm 1960 - 1963. Sau đó quân đội TQ liên tục nghiên cứu các tuyệt kỹ mới từ các môn các phái Kungfu, quyền anh, quyền Thái, vật Mông Cổ,..đem vào trong môn này và truyền dạy trong lực lượng đặc nhiệm TQ, và toàn bộ chương trình này hoàn tất vào năm 1972.
Bên cạnh Sanshou dành cho quân đội đặc nhiệm TQ, thì Sanshou dân sự cũng được phát triển theo các khoá đào tạo võ thuật đặc biệt cho các cá nhân võ sư thành viên của Đảng Cộng Sản TQ. Sau đó môn Sanshou dân sự này lại được mài dũa qua các kỳ so tài cùng vơí các môn các võ phái nổi danh khác của TQ. Những sự trao đổi võ thuật này rất thông dụng vào thời kỳ Cách mạng Văn hoá 1966 – 1976.
Trong những năm gần đây, Sanshou thể thao đã và đang được sự cổ vũ phát triển của Chính phủ TQ. Vào thời gian những năm đầu thập kỷ 80 đã diễn ra những cuộc so tài không chính thức và sau đó được chiếu lên TV, hầu hết những võ sĩ tham dự đều thuộc lực lượng đặc nhiệm của Công An và Quân Đội TQ. Mặc dầu vậy, Sanshou thể thao vẫn giữ gần như nguyên vẹn những đặc trưng của võ thuật ứng dụng và võ vật vùng Nội Mông trong quân đội. Sau đó Chính phủ TQ ủng hộ Sanshou trở thành môn thể thao quốc gia, và được phép tổ chức các giải tranh tài quốc gia và quốc tế hàng năm.
Đòn thế:
Như đã biết, môn Sanshou được khởi xướng từ quân đội đặc nhiệm TQ, sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, và sau đó là chiến tranh biên giới với Liên Xô 1960 - 1963, rồi cảnh sát áp dụng để trấn áp tội phạm,… nên đặc thù của nó là hệ thống kỹ thuật chiến đấu thực dụng. Hệ thống này áp dụng các nguyên tắc vật lý, giải phẫu cơ thể học, sinh lý phản xạ học, các chức năng sinh lý của cơ thể người. Đó thực sự là một hệ thống chiến đấu thực không có tên riêng biệt, nhưng lại bao trùm hầu hết các kỹ năng chiến đấu, cầm nã, đô vật, chiến đấu trong mọi tư thế, tay không chống vũ khí từ các môn võ cổ truyền TQ, và lại được du nhập thêm các kỹ thuật chiến đấu tay không hiện đại của các môn như Boxing - quyền Thái – đô vật,…. Và thường hay áp dụng nguyên tắc chiến thuật, chiến lược cận chiến hơn là các kỹ thuật cổ điển. Military Sanshou (quân đội) thiên về các đòn cầm nã, triệt và bẻ khớp, siết cổ, … tập luyện công phá nhiều.
Hệ thống này lại được phân chia cho từng lực lượng khác nhau như hệ thống chiến đấu của quân đội đặc nhiệm thiên về đòn thế tiêu diệt hay huỷ diệt đối thủ, hơi khác với hệ thống chiến đấu của Cảnh sát đặc nhiệm là trấn áp đối thủ, nhưng đều có đặc điểm chung là cùng có nguyên tắc huấn luyện giống nhau.
Do tính chất tội phạm ngày càng gia tăng tại TQ, môn Sanshou dân sự cũng được sự cổ vũ của Chính phủ TQ nhằm tăng cường khả năng tự vệ trong dân chúng. Và từ đây một hệ thống Sanshou dân sự cũng được phát triển hoàn thiện, hệ thống này cũng gần đầy đủ nhưng không có các tuyệt kỹ giết chết đối thủ như các kỹ thuật của quân đội đặc nhiệm. Đến ngày nay nhiều môn võ tại TQ cũng đã đưa các kỹ thuật chiến đấu của Sanshou du nhập vào làm tuyệt kỹ cận chiến của môn phái họ, và được gọi là các kỹ năng đánh cận chiến. Civilian Sanshou (dân sự) thiên về lối đánh đầu gối và cùi chỏ gần giống với Quyền Thái hay còn gọi Sandawang hoặc Sanshouwang; ở các trận đấu này tính chất kịch liệt và lối đánh tàn khốc được đưa lên hàng đầu, cho nên các môn các phái võ thuật TQ hiện nay hầu hết đều đưa nội dung này vào huấn luyện trong chương trình thực hành võ thuật.
Ngày nay, do tính chất quốc tế hoá, các môn võ cần có tính phổ biến cho quảng đại quần chúng khắp nơi trên thế giới, nên mới hình thành trường phái mới thể thao hơn gọi là Sport Sanshou, hoặc tên quốc tế là Kichboxing hoặc với tên gọi khác là “Lei Tai”, các võ sĩ phải mang găng box, mũ đội đầu, áo giáp bảo vệ,….Các trận đấu của Sanshou thể thao được cho phép áp dụng đủ các đòn đấm, đá, quật, vật. Các đòn đầu gối, cùi chỏ, đánh bằng đầu, cầm nã khoá bẻ khớp đều không được phép sử dụng, nhưng vẫn được phép gài đòn (hoặc nêm đòn) để đánh ngã hoặc đánh KO đối thủ trên sàn đấu.
Nói chung Sport Sanshou hơi thiên về các đòn quật vật ngã đối thủ, mức độ hiểm ác còn dưới Muaythai một bậc.
Đặc trưng huấn luyện:
Sanshou của quân đội Military Sanshou (AKA Qinna Gedou) và Sanshou dân sự huấn luyện thiên về đấm, đá, cầm nã, quật, vật, chiến đấu mặt đất, và kỹ thuật chống vũ khí có sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, các kỹ thuật có tính chất phù hơp với lối đánh tự do không có quy tắc, không có các thế tấn (ẩn tấn), không có các bài tập cổ điển.
Sanshou thể thao (Sport) tương tự như huấn luyện Kichboxing, có thêm các kỹ thuật vật, quật và đánh ngã. Các nguyên tắc vật lý được áp dụng triệt để gia tăng khả năng chiến đấu của các võ sĩ. Sport Sanshou, mặc dù là môn võ thể thao, các võ sĩ được mặc áo giáp, găng box, mũ đội đầu, key che hạ bộ, pad bảo vệ xương ống đồng nhưng do tính chất kịch liệt của nó mà rất nhiều võ sỹ sau các lần thượng đài đã phải ngừng tập luyện do bị các chấn thương rất nặng đeo đẳng.
Một yếu điểm nữa của Sport Sanshou là thiếu các bài tập Kungfu về công phá, cũng như các đòn đầu gối và cùi chỏ. Nếu các điều trên được khắc phục và đưa vào thì môn Sanshou rất khó bị đánh bại.
-
07-02-2012, 03:24 PM #65Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi ngoc_kien
-
07-12-2012, 02:20 PM #66Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi huutruc
-
07-12-2012, 06:58 PM #67Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Đây là topic về karate nhá, các bác tán thủ hay j j thì ra chỗ khác mà tán với thủ
-
07-22-2012, 08:30 AM #68Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
trước mình cũng thích karate nhưng mình thấy karate đánh hình như theo bản năng mà không theo đòn thế
bài dưới là
Nguồn : Thaicucquyen.com
Tác giả bài viết nhận xét về Vương Thụ Kim này là B.K.Frantzis, một võ sư người Mỹ nổi tiếng, đã từng là 1 nhà vô địch Karate và từng luyện tập Aikido dưới sự chỉ dạy của võ sư Ueshiba trước khi chuyển sang luyện tập Nội Gia quyền.
.....................................
Vào mùa hè năm 1968, tôi từ Nhật Bản đến Đài Loan để tìm kiếm võ sư nội gia quyền Vương Thụ Kim, người được xem như là một trong những cao thủ chiến đấu tay không giỏi nhất châu Á. Tôi tìm đến lớp dạy võ của Wang và gặp ông, một người người đàn ông trung niên phục phịch, nặng khoảng 250 - 300 pounds, cao 5 feet + 8 inches.
Tôi lúc đó 19 tuổi, là một nhà vô địch Karate được thừa nhận, và mang theo một món quà truyền thống để thể hiện sự kính trọng của mình với Wang: 1 lượng đáng kể nhân sâm chất lượng cao. Ở cuộc gặp đầu tiên, Wang không ngần ngại thể hiện sự coi thường của ông với Karate, ông bảo tôi: "Karate chỉ thích hợp cho việc đánh nhau với bà già và trẻ con." Vì ở thời điểm đó Karate là đam mê của tôi nên lời nhận xét của Wang làm tôi tức giận ghê gớm. Tôi đã phải cố gắng kiềm chế sự phẫn nộ. Trong các cuộc đấu sau đó, lần nào Wang đánh bại tôi rất dễ dàng, đập nhẹ vào người tôi ở bất cứ chỗ nào ông thích để thể hiện việc phá vỡ hoàn toàn sự phòng thủ của tôi. Mặc dù tôi đã dùng hết sức và cái bụng phệ của Wang, Bát Quái chưởng cho phép ông ta dễ dàng tránh khỏi những cú đấm của tôi và vòng ra sau lưng. Để thể hiện một cách sinh động rằng tôi còn phải học rất nhiều, ông cho phép tôi, sau vài ngày tập cùng ông, được phép đấm hết sức vào người ông ở bất cứ chỗ nào. Tôi dùng hết sức để đấm, nhưng những cú đấm của tôi với ông chả khác của một đứa trẻ lên 3. Tôi đá vào gối và háng của Wang, đánh vào cổ và dùng khửu thúc vào sườn ông nhưng vô hiệu. Giống như nhiều võ sư Nội Gia quyền, ông có khả năng hấp thụ lực cuả các đòn đánh mà không hề bị thương tích. Khi tôi đá vào ống chân của Wang, tôi cảm thấy chân của mình bị đau rất lâu. Khi tôi đấm vào bụng của Wang, tôi có cảm giác như cú đấm làm gãy cổ tay tôi. Wang thường vỗ vào đầu tôi trong khi giao đấu để thể hiện ông ta có thể hạ gục tôi dễ như thế nào. Một lần, ông đập nhẹ vào đầu tôi, khiến tôi ngã xuống đất ngay lập tức. Tôi ngồi đó và cực kỳ ngạc nhiên, cảm giác như thể tôi đã bị giật bởi một luồng điện cao thế.
Sau một lúc, tôi nhận thấy ông bắt đầu chán với những kỹ năng yếu kém và sự vô năng của tôi trong việc làm bị thương ông ta. Thỉnh thoảng, ông nắm vào 2 tay tôi và làm tôi nảy 3 - 4 lần vào bụng ông như một con lắc Yo-yo, chân của tôi không còn chạm được vào đất. Kế đó Vương thả tôi lùi lại. Sau đó tôi được biết rằng, khi còn trẻ và còn tham gia các trận đấu ở Đại Lục, Wang đã từng làm gãy xương sống của vài đối thủ theo cách đó. Vài năm sau, tôi học được từ một võ sư Nội Gia quyền khác rằng cách duy nhất để chống lại kỹ thuật đó là quay ngang người để xương chậu chứ không phải bụng của tôi va chạm với cái bụng khủng khiếp của ông. Nếu không, mọi chuyện sẽ kết thúc.
Sau khi hiểu về khả năng của Wang, và thấy sự yếu kém của mình bộc lộ ra trước ông, tôi không còn muốn gì hơn là được học Bát Quái chưởng của ông, môn võ mà ông đã học từ Trương Chiếm Khôi, người được biết đến như là đệ tử của Đổng Hải Xuyên, người được vinh danh vì đã làm Bát Quái chưởng trở nên nổi tiếng hồi cuối thế kỷ XIX. Wang quyết định kiểm tra sự chân thành của tôi trước khi chấp nhận tôi là đệ tử. Ông cộc cằn ra lệnh cho tôi thực hiện 1 chiêu của Bát Quái chưởng tên là Wild Goose Leaves the Flock và cứ đứng như thế đến khi nào ông bảo thôi. Đứng trong tư thế tĩnh này phải giơ một chân lên ngang hông trong khi thân trên thì vẹo về một phía và 2 tay giơ ra. Đúng theo lời chỉ bảo, tôi thực hiện tư thế. Duy trì nó từng phút một. Tôi đã ngã vài lần và mỗi lần người phụ tá của Wang ngay lập tức làm ướt sũng tôi với một xô nước lạnh và ra lệnh cho tôi thực hiện lại. Sau 2 giờ thử thách, Wang cười và chấp nhận tôi làm đệ tử của ông. Wang đang kiểm tra gì vậy? Sự tận tâm của tôi, khả năng chịu gian khổ, sự chân thành, hay sự đam mê với võ thuật? Có lẽ là tất cả những thứ đó.
Kỹ năng chiến đấu của Wang thật đáng kinh ngạc. Bất kể tuổi tác và trọng lượng, Wang vẫn cực kỳ nhanh nhẹn, sức khoẻ rất tốt và có sức mạnh thể chất khó tưởng tượng được. Ở phương Tây, chúng ta thường nghĩ rằng nếu một người béo thì họ sẽ không thể khoẻ mạnh mà sẽ chậm chạp, vụng về và cảm thấy không thoải mái với hình ảnh của mình. Wang tất nhiên đã cho thấy sự rập khuôn đó là không chính xác. Wang thường giao đấu tổng lực (full-contact), không có đồ bảo hộ với những võ sĩ tốt nhất của Nhật và Đông Nam Á, và chiến thắng tất cả. Khi ở tuổi 80, ông vẫn có thể đánh bại những người đàn ông trẻ khoẻ. Trong những ngày giá rét, các đệ tử của ông sẽ đứng quanh ông để làm ấm tay, như thể ông là một cái lò sưởi - một minh chứng về đẳng cấp nội lực đáng kinh ngạc của Wang.
Chính từ Wang mà tôi đã lần đầu học được cách sử dụng khí để nâng cao sức khoẻ và sinh lực. Ông cũng chỉ cho tôi cách sử dụng khí để phát lực trong khi giao đấu. Wang cực kỳ tin tưởng vào khí. Ở cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi, ông nói, "Tôi có thể ăn nhiều hơn anh, tôi có thể "have sex" nhiều hơn anh, và có thể đánh nhau giỏi hơn anh, thế mà anh lại bảo anh là khoẻ mạnh. Ôi chàng trai trẻ, có nhiều thứ để khoẻ hơn là mỗi tuổi trẻ, và nó phụ thuộc vào bao nhiêu khí mà anh có." Lời nói của ông đã ảnh hưởng đến suy nghĩ 19 tuổi của tôi lúc đó đủ để gây ra một sự chuyển đổi từ lối suy nghĩ phương Tây về bản chất của cơ thể và cách nó hoạt động.
Wang hoá ra cũng là một người giàu kinh nghiệm trong thuật đạo dẫn của Đạo gia, và là 1 người từng trải và am tường về các bài "sexual energy practice" của Đạo gia. Ông chỉ dạy những điều này cho một số ít người được lựa chọn.
Các đệ tử của ông cũng là những cao thủ trong giao đấu. Đẳng cấp võ công của họ có lẽ thể hiện khả năng của Nội Gia quyền hơn là khả năng của Wang. Họ chứng minh rằng Wang không phải là siêu nhân, nhưng là một sự kết hợp hảo hạng của tài năng, sự chú tâm và khả năng đưa ra những lời chỉ dẫn đúng đắn. Khi tôi bắt đầu học ở Wang, vài người trong số các đệ tử của ông, từ 15 cho đến 70 tuổi, đã đánh cho tôi ói cả dịch vị. Tôi đã không thể tin nổi! Cả đàn ông lẫn đàn bà đều có thể đánh tôi mà không hề ngại những cú đấm của tôi. Đối với 1 nhà vô địch Karate 19 tuổi kiêu ngạo, việc gặp khó khăn khi giao đấu với 1 người phụ nữ già là một điều rất khó nuốt. Một vài đệ tử già hơn đã luyện tập với Wang trong có vài năm. Họ đánh bại tôi nhiều đến nỗi sau ngày đầu tiên tôi đã muốn ngừng học. Tôi nhớ rành mạch rằng minh đã nghĩ: "Họ sẽ làm gì tiếp? Mang một đứa trẻ ra để đánh bại mình?"
Rất nhiều đệ tử của Wang luyện võ muộn. Trong thực tế, một trong những khả năng đặc biệt của Wang là tiếp nhận những người 50 - 60 tuổi đang gặp đủ loại vấn đề về thể chất và làm cho họ khoẻ mạnh. Vào thời điểm đó ở Đài Loan, người già ít phải sợ những vụ bạo lực bất ngờ vì cảnh sát cực kỳ nghiêm khắc với bất cứ ai trêu chọc họ. Vì vậy, những đệ tử già của Wang ban đầu học võ không phải để tự vệ. Tuy nhiên, mặc dù bắt đầu học với Wang chỉ vì các lý do sức khoẻ nhưng họ vẫn có những kỹ năng chiến đấu tốt bởi đối kháng là một phần trong chương trình luyện tập của Wang. Ở Đài Loan, tôi đã nói chuyện với một vài đệ tử tầm 50 tuổi của Wang, họ mới chỉ bắt đầu học Bát Quái chưởng trước đó không lâu với nền tảng võ thuật bằng không. Họ đến với lớp võ của Wang bởi họ bắt đầu trở nên yếu đuối hoặc đang chịu đựng các căn bệnh kinh niên. Sau khi tập Bát Quái chưởng, sự yếu ớt bị đẩy lùi và sức khoẻ tăng lên, và tinh thần cũng sáng suốt hơn rõ rệt. Các căn bệnh kinh niên hoặc bị đẩy lùi hoàn toàn hoặc được giảm bớt.
Các đệ tử của Wang luôn luôn cố gắng luyện khí cho riêng họ, bằng cách ấy khai thông các kinh mạch trên cơ thể. Họ sẽ cố gắng tái tạo cảm giác giống như khí trong 1 cú đấm Wang đánh thử vào người họ: mềm mại như nước chảy nhưng vẫn gây chấn động. Wang là một chuyên gia về phát kình. Ông có thể phát ra một lượng kình lực khổng lồ mà bạn có thể cảm thấy và bị đau thậm chí khi tay ông mới chỉ cách người bạn một chút. Ông cũng có thể đặt nhẹ những ngón tay của mình lên ngực bạn và nếu ông quyết định phát ra một lượng kình khí nhỏ, ông có thể nhẹ nhàng đẩy bạn bắn vào tường hay khiến bạn cảm thấy đau muốn chết, mặc dù tay ông di chuyển không quá 1 inch. Khả năng tập trung tất cả sức mạnh của một người vào một điểm trong tức khắc này là một kỹ thuật của Bát Quái chưởng. Khi phương pháp này được giải thích, nó nghe rất giản dị, nhưng khi lý thuyết được áp dụng lên cơ thể bạn, mọi thứ có thể cực kỳ vui vẻ hoặc đáng sợ. Nhận sự tác động của 1 lượng khí như vậy có thể khiến bạn cảm thấy hoặc như một luồng gió mát hoặc như bị sét đánh.
Khi tôi lần đầu tập Nhu Thủ (hình thức 2 người cùng luyện tập trong Bát Quái chưởng giống Thôi Thủ Thái Cực quyền) với Wang năm 1968, ông chỉ cần chạm vào là tôi bắn tung đi. 10 năm sau, lần cuối tôi nhìn thấy Wang ở Đài Trung, tôi đã một lần nữa được Wang ban cho đặc quyền tập Nhu Thủ với ông. Từ những phương pháp tôi đã học từ ông và những gì tôi đã học từ nhiều võ sư khác trong 10 năm trước đó, tôi nay vẫn chỉ có thể lẩn tránh khỏi sức mạnh của Wang. Wang không thể đánh bại tôi quá dễ dàng như hồi trước. Điều này khiến tôi rất phấn khích. Nó giống như việc tốt nghiệp một khoá học cao cấp về nghệ thuật. Tôi cuối cùng đã có thể làm những thứ mà mình đã mơ tưởng trong 10 năm, điều này là thứ đã tiếp thêm nhiên liệu cho Lỗi Lầm Lớn: Tôi đã muốn xem liệu tôi giờ có thể là đối thủ của Wang, mang trong đầu hình ảnh một ông già hơn 80 tuổi của ông. Ngôn ngữ cơ thể của tôi thách thức ông. Để đáp lại, ông phát ra một lượng kình lực lớn vào thân trên của tôi, nó giáng vào các cơ bắp giữa xương vai tôi. Tôi đã phải mất 3 tháng luyện tập và châm cứu liên tục để hồi phục và hết đau hoàn toàn. Đây không phải là do một sức mạnh cơ bắp mà là do luồng kình lực của Wang đã thấu sâu vào thân thể tôi. Rõ ràng, vẫn còn rất nhiều đẳng cấp cao hơn mà tôi còn phải học. Một mặt, đó là một viễn cảnh hấp dẫn, mặt khác, là một lời nhắc nhở tốt đối với tôi để không bao giờ được vênh váo kiêu ngạo.
Wang chủ yếu dạy võ bằng cách thể hiện động tác cho đệ tử xem và bắt chước thực hiện theo. Ông nhấn mạnh vào việc thở sâu, thư giãn và trầm đan điền. Ông cũng điều chỉnh tư thế của các đệ tử để sửa các lỗi sai trong chiêu thức bên ngoài và sự liên kết bên trong. Khí và nội lực của ông rất rõ ràng và mạnh mẽ đến mức một người có thể cảm giác được loại khí mà ông đang phát ra. Như đã đề cập, ông sẽ thể hiện loại khí của kỹ thuật như thế nào bằng cách đánh trực tiếp vào người đệ tử, sử dụng vừa đủ khí để họ không nghi ngờ về điều này. Một cách khác, ông cũng sẽ phát kình vào người đệ tử để bạn có thể cảm thấy khí là như thế nào. Hành động phát khí vào người đệ tử là đặc trưng của tất cả các võ sư Nội Gia quyền chính cống mà tôi đã gặp mặt ở Trung Quốc. Họ tin rằng chỉ bằng việc dãy kỹ thuật bên ngoài là không đủ. Quan điểm của họ là nếu họ phải dạy ai đó, họ phải để đệ tử của họ cảm thấy những sự thật tinh tế và thô của nhiều loại nội lực khác nhau như thế nào. Họ tin rằng điều này cần thiết để học viên có thể tái tạo những kỹ năng đó cho việc tự vệ. Các đệ tử của Wang sẽ cố gắng lặp lại khí của ông bằng tất cả khả năng của họ. Việc dạy học của Wang chủ yếu bằng ví dụ và tương đối bình thường. Quan tâm chình của ông là liệu bạn có thể biểu thị sức mạnh, hay khí. Phương pháp này đưa ra vài chi tiết chính xác về việc làm thế nào một người có thể đạt được việc tái tạo khí này. Lời khuyên cơ bản của Wang là luyện tập. Ông luôn nói đi nói lại việc luyện tập những chiêu thức nhất định, như là Single Palm Change (Đơn Thủ Biến) hay chuyển động đầu tiên của Hình Ý quyền tên là Splitting hàng nhiều giờ liên tiếp. "Tập Luyện", ông sẽ nói, "và kỹ năng sẽ đến một cách tự nhiên." Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của ông. thái cực quyền vs karate
<object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/SE6ftfv4gK0&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
<param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/SE6ftfv4gK0&fs=1">
<param name="allowFullScreen" value="true">
<param name="wmode" value="opaque">
<embed src="https://www.youtube.com/v/SE6ftfv4gK0&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
</object>
-
07-22-2012, 10:17 AM #69Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
nếu nói về Karate thì hệ phái kyokushin karate là đỉnh nhất, trường phái kumite mạnh nhất,Thực chiến nhất , phổ biến nhất ! mỗi tội Việt Nam ko có :LOL: ... Mình ko giám khẳng định nhưng xem hầu hết các clip vs môn võ khác thì kyokushin tạm thời chưa có đối !
<object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/exYXeMkpoCM&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
<param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/exYXeMkpoCM&fs=1">
<param name="allowFullScreen" value="true">
<param name="wmode" value="opaque">
<embed src="https://www.youtube.com/v/exYXeMkpoCM&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
</object>
-
07-30-2012, 10:15 AM #70Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
bạn mình nói karate xuất thân từ võ đường phố đúng ko vậy ?
Cuốn thư đá là gì? Cuốn thư đá hay bình phong đá thực chất là một phiến đá lớn có dạng hình quạt được trang trí hoa văn, họa tiết gắn liền với văn hóa truyền thống của Việt Nam. Ngày này, cuốn thư...
Hình ảnh mẫu cuốn thư bằng đá tự nhiên đẹp được lắp đặt tại sơn la