Hello & Welcome to Diễn đàn thể hình Việt Nam
Trang 4 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345614 ... CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 151
  1. #31
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Goshima
    Cảm ơn anh em chỉ dẫn. Tuần này em đã bớt ăn đòn hơn, chắc cũng phải ít hơn phân nửa rồi, nhưng vẫn chưa phản công được . Chừng nào có dịp em sẽ way clip để mọi ng hướng dẫn thêm.

    Tiện thể, em cũng muốn hỏi là làm sao để luyện bên chân không thuận đá chuẩn như bên chân thuận ạ? và luyện thể lực như thế nào là hợp lí ạ?

    Em cũng có chút vđề về thăng bằng, không biết cải thiện thế nào. Các bài tập xoạc ngang, xoạc dọc có cần thiết để đá tốt không? Vì em thấy tụi tây tụi nó không xoạc được mà vẫn đá cao vào phần đầu rất vững. Em cũng muốn hỏi là khi đá thì dùng phần ống quyển hay mu bàn chân là đúng?

    Em muốn hỏi bác Tem là bác có đề cập tới muscle memory, nhưng bác chưa đi sâu ... bác thông não em vd này tí được không?
    1. Về đá cao: không cần xoạc thẳng băng 100%, chỉ cần 80% là dư sức đá tới đầu đối phương rồi, nhớ là di chuyển mũi bàn chân của chân trụ cho phù hợp với đòn đá của mình (đá vồng cầu hay đạp ngang, đạp thẳng, đá số 4 mà có các kiểu xoay bàn chân trụ khác nhau).

    2. Khi đá dùng ống quyển hay mu bàn chân ? chắc ý em nói là lúc thực hiện đòn vồng cầu (roundhouse kick) đúng không ? Lực đá mạnh nhất là nằm ở mu bàn chân, và đó cũng là điểm dài (xa) nhất ta có thể thực hiện tấn công (1 tấc dài, 1 tấc mạnh) nhưng chỗ đó cũng là nơi yếu nhất, đá không khéo thì bị gãy ngón chân cái (như Jon Jones đá Gustaffson trong hiệp 2) hoặc cổ chân yếu thì bị bong gân, đòn đó chỉ thực hiện tốt khi đá đầu, mặt. Còn đá tầm trung và hạ nếu dùng mu đá hết sức thì dễ chấn thương tốt hơn hết dùng ống quyển, phần trên mắt cá tầm 10 cm (lên cao hơn nữa thì lực sẽ giảm dần)
    Ngoài ra còn 1 kỹ thuật đá phá tấn dùng cạnh trong bàn chân, đá vào bắp chuối, phá sức đối thủ (nhưng cũng phải cẩn thận cổ chân như đá bằng mu)
    Tập đá bằng cách phang vào bao nặng, thân cây chuối, cột nhà (bọc vải lại) đá từ nhẹ đến mạnh cho xương và gân cứng chắc chịu quen với lực đá.
    Đừng ham đá cao, dễ bị đối phương phản công, nguy hiểm, các đòn đá cao chỉ thực hiện tốt nhất khi đang áp đảo đối phương hoặc để phối hợp với các đòn khác.
    đòn tủ thì nên luyện được càng nhiều đòn càng tốt, chứ chỉ có 1-2 đòn thì dễ bị đối phương bắt bài lắm, và chiêu đó đã dùng rồi thì khó lòng dùng lại mà hiệu quả (vì không còn yếu tố bất ngờ).
    Võ thì phải luyện cả tay chân, trái phải, nếu bên trái yếu thì khác nào mình chấp ngta 1/2 lực rồi, luyện đấm đá bằng chân trái, tay trái dù sao cũng còn dễ dàng hơn ta luyện viết, vẽ bằng tay trái, nghĩ vậy sẽ thấy việc luyện tập đơn giản hơn rất nhiệu.

    @Templar09 : BJJ đánh bằng "cái đầu" và cảm nhận, có lúc nhanh, có lúc chậm (như giải toán í) không như kỹ thuật đánh đứng, lúc nào cũng tốc độ và sức mạnh, nên nhiều khi không thích hợp với những người hiếu động như bạn

    Nếu cùng 1 quãng thời gian tập luyện (1 năm, 2 năm...) thì các môn võ khác khó lòng mà thủ thắng được BJJ, cho dù là luyện mình đồng da sắt như Muay thai hay karate, đã bị BJJ ôm trúng rồi thì...chỉ có nước chờ chết nếu không thoát ra được.

  2. #32
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Templar09
    Chắc ko nhiều đâu, mình sn 87 thôi. Kinh nghiệm thì chắc mình cũng chưa nhiều bằng 1 số anh chị em trên này đâu, mình cũng chỉ học hỏi qua lại từ mọi ng thôi à.

    Mình nghĩ chắc level đối thủ của bạn chỉ ở mức intermediate thôi, vì chẳng ai để beginner đấu với advanced quá. Mà nếu bạn bị tụi nó hành hạ dữ quá mà vẫn chưa phản đòn được thì theo k/n bản thân mình thì có 2 đòn đánh bảo đảm lúc nào cũng hiệu quả cho bạn dù đối thủ cao lớn hơn: 1 là đòn low-kick như clip bạn Thư sinh đưa bên trên, 2 là đòn spinning back fist. Low-kick nếu bạn đá được vào phần thigh chân sau (rear leg) của intermediate people thì ko nhiều ng chịu được đâu, dù đó là chân thuận, vì mọi người thường chủ trọng conditioning lead leg nhiều hơn để checking/blocking, chỉ cần 2-3 low-kick vào rear leg thì bảo đảm out. Còn spinning back fist thì khi spin mọi người expect là 1 cú đá (đạp lái) hơn là đòn tay, nên rất dễ dính.

    Sự lợi hại của low-kick dù nhỏ con hơn là đây, nhưng phải di chuyển tốt:

    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>

    Spinning back fist, phút 7:00 trở đi.

    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>
    Bổ sung thêm về đòn Spining back fist /elbow (nếu được dùng chõ, gối)
    Thực ra đòn này khi đánh nhanh hơn đòn chân rất nhiều, vì khi đó đang ở khoảng cách gần, nên đối thủ không kịp phán đoán như spinning back kick (đòn đá số 4 của taekwondo).
    Cần tập đòn này trước, cho nhuần nhuyễn trước khi sparring, vì đánh đòn này không khéo thì mất đà, mất tấn, hở lưng....
    muốn đòn ra nhanh, mạnh cần xoay gót chân hướng về địch thủ trước khi ra xoay người ra đòn, khi xoay gót vậy, dễ bị đối thủ phát hiện đoán ý đồ thì thực hiện đòn đấm tay trước, cho đối thủ đỡ, khi đó ta xoay gót chân, xoay hông ra đòn, nhớ vặn hông xoay hết người, để khi có hụt đòn thì vòng xoay đủ 360 độ, lại đối mặt với địch thủ trở lại.
    Clip trên, Cung Lê dùng tay hammer, vì đánh đeo găng, che 4 đốt xương trên mu bàn tay, chứ nếu ngoài đời đánh tay trần, trúng đòn này 1 phát thì chỉ có lủng mặt...

  3. #33
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Xem những Clip như này bạn sẽ hiểu ra được về thực chiến

    http://s.ytimg.com/yts/swfbin/player-vfle2Qpz1/watch_as3.swf

  4. #34
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vietgym
    Xem những Clip như này bạn sẽ hiểu ra được về thực chiến

    http://s.ytimg.com/yts/swfbin/player-vfle2Qpz1/watch_as3.swf
    chả coi được ! ko thấy gì hết đồng chí ơi

  5. #35
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Templar09
    Chắc ko nhiều đâu, mình sn 87 thôi. Kinh nghiệm thì chắc mình cũng chưa nhiều bằng 1 số anh chị em trên này đâu, mình cũng chỉ học hỏi qua lại từ mọi ng thôi à.

    Mình nghĩ chắc level đối thủ của bạn chỉ ở mức intermediate thôi, vì chẳng ai để beginner đấu với advanced quá. Mà nếu bạn bị tụi nó hành hạ dữ quá mà vẫn chưa phản đòn được thì theo k/n bản thân mình thì có 2 đòn đánh bảo đảm lúc nào cũng hiệu quả cho bạn dù đối thủ cao lớn hơn: 1 là đòn low-kick như clip bạn Thư sinh đưa bên trên, 2 là đòn spinning back fist. Low-kick nếu bạn đá được vào phần thigh chân sau (rear leg) của intermediate people thì ko nhiều ng chịu được đâu, dù đó là chân thuận, vì mọi người thường chủ trọng conditioning lead leg nhiều hơn để checking/blocking, chỉ cần 2-3 low-kick vào rear leg thì bảo đảm out. Còn spinning back fist thì khi spin mọi người expect là 1 cú đá (đạp lái) hơn là đòn tay, nên rất dễ dính.

    Sự lợi hại của low-kick dù nhỏ con hơn là đây, nhưng phải di chuyển tốt:

    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>

    Spinning back fist, phút 7:00 trở đi.

    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>
    Em rất thích xem Cung Lê đấu UFC...!!!
    Tuy là võ mang tính cách Tây Phương, nhưng lối đánh của anh ấy lại mang đậm tính chất của võ dân tộc.^^

  6. #36
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Templar09
    Bạn nói chính xác, BJJ khi đánh nhiều khi phải cảm nhận và phán đoán hơn striking vì chỉ cần sai 1 tí là sẽ vào thế khóa khác. Mình nghe nói BJJ có hơn 2000 thế khóa thì phải, chưa học mà đã thấy nhức não rồi đó. Về thể lực thì vật nhau dưới đất kiểu BJJ cũng phê lắm chứ ko phải giỡn, mình đấu muay 5 hiệp x 3ph, nhưng với BJJ chắc được 2-3 hiệp là cao. Mình cũng chỉ biết được mấy cái arm bar đơn giản, chứ mấy cái như omoplata, kimura, guillotine thì thua
    Thực ra BJJ chỉ có khoảng hơn 20 đòn submission căn bản thôi, nhưng từ khi anh em nhà Gracie truyền BJJ ra đến giờ thì những người học và luyện tập nó sáng tạo ra những biến thể khác nhau, như armbar căn bản thì có thêm flying armbar, rồi helicopter armbar....triangle thì có thêm arm triangle rồi, triangle khi không lấy được tay của đối phương vào (chỉ có đầu, cổ đối phương lọt vào vẫn siết được) ...
    BJJ không như những môn võ khác, chừng 1-2 tháng là bạn sẽ biết rõ tất cả các đòn thế (các môn khác thì mỗi lần lên level bạn mới được học thêm đòn mới )nhưng vận dụng đòn đó như thế nào, từng bước set up đòn đó mới quan trọng, vì đôi khi sơ hở của đối phương nằm ở khoảng giữa giữa đòn số 1 với đòn số 2, lúc đó bạn phải cố gắng "giải phương trình" đem đối phương về 1 hoặc về 2 để vô đòn - Đó là giai đoạn "set up" và khi đã vô đòn rồi, dùng sức lực tối thiểu (như bạn dùng đòn bẩy hay ròng rọc động vậy) vẫn ép đối phương đập tay xin hàng (60% yếu tố là kỹ thuật - 40% còn lại là sức lực).

    Mới tập thường mau mệt, do mình ko biết mà dùng sức quá nhiều, rồi nhiều động tác thừa, những lúc 2 bên đang dính trong guard, trận đấu ko tiến triển được, thì tranh thủ thở lúc đó và suy nghĩ tìm cách (sẵn lấy sức chiến tiếp).
    Đây thực sự là 1 môn thể thao tốn sức và tốn...nãođó !
    Mình từng học môn này qua 1 thời gian ngắn....hiện giờ ko theo tiếp được do giờ giấc sinh hoạt...tiếc lắm !

  7. #37
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    4
    Trích dẫn Gửi bởi Thư sinh
    Thực ra BJJ chỉ có khoảng hơn 20 đòn submission căn bản thôi, nhưng từ khi anh em nhà Gracie truyền BJJ ra đến giờ thì những người học và luyện tập nó sáng tạo ra những biến thể khác nhau, như armbar căn bản thì có thêm flying armbar, rồi helicopter armbar....triangle thì có thêm arm triangle rồi, triangle khi không lấy được tay của đối phương vào (chỉ có đầu, cổ đối phương lọt vào vẫn siết được) ...
    BJJ không như những môn võ khác, chừng 1-2 tháng là bạn sẽ biết rõ tất cả các đòn thế (các môn khác thì mỗi lần lên level bạn mới được học thêm đòn mới )nhưng vận dụng đòn đó như thế nào, từng bước set up đòn đó mới quan trọng, vì đôi khi sơ hở của đối phương nằm ở khoảng giữa giữa đòn số 1 với đòn số 2, lúc đó bạn phải cố gắng "giải phương trình" đem đối phương về 1 hoặc về 2 để vô đòn - Đó là giai đoạn "set up" và khi đã vô đòn rồi, dùng sức lực tối thiểu (như bạn dùng đòn bẩy hay ròng rọc động vậy) vẫn ép đối phương đập tay xin hàng (60% yếu tố là kỹ thuật - 40% còn lại là sức lực).

    Mới tập thường mau mệt, do mình ko biết mà dùng sức quá nhiều, rồi nhiều động tác thừa, những lúc 2 bên đang dính trong guard, trận đấu ko tiến triển được, thì tranh thủ thở lúc đó và suy nghĩ tìm cách (sẵn lấy sức chiến tiếp).
    Đây thực sự là 1 môn thể thao tốn sức và tốn...nãođó !
    Mình từng học môn này qua 1 thời gian ngắn....hiện giờ ko theo tiếp được do giờ giấc sinh hoạt...tiếc lắm !
    Bạn nói đúng. Chắc có lẽ mình mệt là do nhiều động tác thừa quá, vì nhiều khi bị ôm xuống rồi thì mình thường vùng vẫy theo bản năng để thoát ra, hoặc ôm chặt đối phương như trong thaiboxing để hạn chế không gian ra đòn của đối thủ hơn là tìm cách đưa đối thủ về 1 thế khóa nào đó. Nếu có thời gian mình sẽ thử BJJ xem sao

  8. #38
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Goshima
    Cảm ơn bác Temp, chắc bác lớn tuổi hơn e nhiều lắm. Những bài trả lời của bác rất inspired và motivate những ng mới tập như mình. Nếu bác còn kinh nghiệm quý báu gì nữa thì cứ chia sẻ với em nhé.
    Chắc ko nhiều đâu, mình sn 87 thôi. Kinh nghiệm thì chắc mình cũng chưa nhiều bằng 1 số anh chị em trên này đâu, mình cũng chỉ học hỏi qua lại từ mọi ng thôi à.

    Mình nghĩ chắc level đối thủ của bạn chỉ ở mức intermediate thôi, vì chẳng ai để beginner đấu với advanced quá. Mà nếu bạn bị tụi nó hành hạ dữ quá mà vẫn chưa phản đòn được thì theo k/n bản thân mình thì có 2 đòn đánh bảo đảm lúc nào cũng hiệu quả cho bạn dù đối thủ cao lớn hơn: 1 là đòn low-kick như clip bạn Thư sinh đưa bên trên, 2 là đòn spinning back fist. Low-kick nếu bạn đá được vào phần thigh chân sau (rear leg) của intermediate people thì ko nhiều ng chịu được đâu, dù đó là chân thuận, vì mọi người thường chủ trọng conditioning lead leg nhiều hơn để checking/blocking, chỉ cần 2-3 low-kick vào rear leg thì bảo đảm out. Còn spinning back fist thì khi spin mọi người expect là 1 cú đá (đạp lái) hơn là đòn tay, nên rất dễ dính.

    Sự lợi hại của low-kick dù nhỏ con hơn là đây, nhưng phải di chuyển tốt:

    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/bR1NNSw1KDo&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>

    Spinning back fist, phút 7:00 trở đi.

    <object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
    <param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1">
    <param name="allowFullScreen" value="true">
    <param name="wmode" value="opaque">
    <embed src="https://www.youtube.com/v/cSZ-3avWI88&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
    </object>



  9. #39
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thư sinh
    1. Về đá cao: không cần xoạc thẳng băng 100%, chỉ cần 80% là dư sức đá tới đầu đối phương rồi, nhớ là di chuyển mũi bàn chân của chân trụ cho phù hợp với đòn đá của mình (đá vồng cầu hay đạp ngang, đạp thẳng, đá số 4 mà có các kiểu xoay bàn chân trụ khác nhau).

    2. Khi đá dùng ống quyển hay mu bàn chân ? chắc ý em nói là lúc thực hiện đòn vồng cầu (roundhouse kick) đúng không ? Lực đá mạnh nhất là nằm ở mu bàn chân, và đó cũng là điểm dài (xa) nhất ta có thể thực hiện tấn công (1 tấc dài, 1 tấc mạnh) nhưng chỗ đó cũng là nơi yếu nhất, đá không khéo thì bị gãy ngón chân cái (như Jon Jones đá Gustaffson trong hiệp 2) hoặc cổ chân yếu thì bị bong gân, đòn đó chỉ thực hiện tốt khi đá đầu, mặt. Còn đá tầm trung và hạ nếu dùng mu đá hết sức thì dễ chấn thương tốt hơn hết dùng ống quyển, phần trên mắt cá tầm 10 cm (lên cao hơn nữa thì lực sẽ giảm dần)
    Ngoài ra còn 1 kỹ thuật đá phá tấn dùng cạnh trong bàn chân, đá vào bắp chuối, phá sức đối thủ (nhưng cũng phải cẩn thận cổ chân như đá bằng mu)
    Tập đá bằng cách phang vào bao nặng, thân cây chuối, cột nhà (bọc vải lại) đá từ nhẹ đến mạnh cho xương và gân cứng chắc chịu quen với lực đá.
    Đừng ham đá cao, dễ bị đối phương phản công, nguy hiểm, các đòn đá cao chỉ thực hiện tốt nhất khi đang áp đảo đối phương hoặc để phối hợp với các đòn khác.
    đòn tủ thì nên luyện được càng nhiều đòn càng tốt, chứ chỉ có 1-2 đòn thì dễ bị đối phương bắt bài lắm, và chiêu đó đã dùng rồi thì khó lòng dùng lại mà hiệu quả (vì không còn yếu tố bất ngờ).
    Võ thì phải luyện cả tay chân, trái phải, nếu bên trái yếu thì khác nào mình chấp ngta 1/2 lực rồi, luyện đấm đá bằng chân trái, tay trái dù sao cũng còn dễ dàng hơn ta luyện viết, vẽ bằng tay trái, nghĩ vậy sẽ thấy việc luyện tập đơn giản hơn rất nhiệu.

    @Templar09 : BJJ đánh bằng "cái đầu" và cảm nhận, có lúc nhanh, có lúc chậm (như giải toán í) không như kỹ thuật đánh đứng, lúc nào cũng tốc độ và sức mạnh, nên nhiều khi không thích hợp với những người hiếu động như bạn

    Nếu cùng 1 quãng thời gian tập luyện (1 năm, 2 năm...) thì các môn võ khác khó lòng mà thủ thắng được BJJ, cho dù là luyện mình đồng da sắt như Muay thai hay karate, đã bị BJJ ôm trúng rồi thì...chỉ có nước chờ chết nếu không thoát ra được.
    Bạn nói chính xác, BJJ khi đánh nhiều khi phải cảm nhận và phán đoán hơn striking vì chỉ cần sai 1 tí là sẽ vào thế khóa khác. Mình nghe nói BJJ có hơn 2000 thế khóa thì phải, chưa học mà đã thấy nhức não rồi đó. Về thể lực thì vật nhau dưới đất kiểu BJJ cũng phê lắm chứ ko phải giỡn, mình đấu muay 5 hiệp x 3ph, nhưng với BJJ chắc được 2-3 hiệp là cao. Mình cũng chỉ biết được mấy cái arm bar đơn giản, chứ mấy cái như omoplata, kimura, guillotine thì thua

  10. #40
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi phat_txyr
    Em rất thích xem Cung Lê đấu UFC...!!!
    Tuy là võ mang tính cách Tây Phương, nhưng lối đánh của anh ấy lại mang đậm tính chất của võ dân tộc.^^
    Cung Lê cao thủ bên San Shou (Tán Thủ), các đòn chân của ổng là từ Taekwondo ra, Tay quyền đánh theo kiểu Vịnh Xuân, điểm yếu Cung Lê là , chõ gối đánh yếu, không biết địa chiến, thiếu các kỹ thuật của Nhu Thuật, nhưng vì đánh đứng đẹp mắt nên lương mỗi trận của Cung Lê tầm 300.000 - 400.000 USD, cũng thuộc hàng top trong UFC (có những võ sĩ đấu mở màn, lương chỉ tầm 6.000 - 10.000/ trận cho dễ so sánh)
    Đòn chân Cung Lê bây giờ cũng chậm và không còn nguy hiểm như xưa nữa, do người mập, bụng mỡ quá (ham đóng phim) làm hạn chế tốc độ đòn chân.
    Nếu Cung Lê tiếp tục duy trì lối đánh đứng kiểu "quân tử tàu" - "không đánh người ngã ngựa" thì khó lòng chiến thắng trong các trận kế tiếp (hình như hợp đồng còn khoảng 3-4 trận với UFC nữa), vì các đấu thủ sau này luyện tập các kỹ thuật đánh đa dạng, phong phú và khi vào lồng sắt..."two men in, one man out" !

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 03:41 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.