Kết quả 1 đến 10 của 11
-
06-14-2013, 12:21 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP BƠI SẢI ĐƯỜNG DÀI
Sau một thời gian theo dõi các topic trong mục bơi lội của diễn đàn, mình nhận thấy có nhiều bạn thắc mắc về một trong những vấn đề của người tập bơi, đó là bơi sải đường dài, hay làm thế nào để bơi sải xa hơn. Do đó mình viết chủ đề này mong muốn giải đáp một phần thắc mắc cho các bạn đang tập bơi và có mong muốn cải thiện kết quả bơi của mình. Mình nói kết quả chứ không phải thành tích, vì trong chủ đề này mình không định nhấn mạnh vào các vấn đề như tốc độ hay thi đấu trong bơi lội thể thao.
I. PHẠM VI CHỦ ĐỀ
Do hoạt động bơi lội nói chung và môn bơi sải nói riêng đều có phạm vi rất rộng bao gồm từ kỹ thuật đến thành tích và cả hứng thú, nên mình giới hạn chủ đề hướng dẫn này chỉ trong phạm vi hẹp là giúp đỡ các bạn đã biết cơ bản về kỹ thuật bơi sải có thể bơi dài hơn, và cải thiện được quãng đường bơi sải của mình.
Vậy cải thiện là thế nào? Mức độ cải thiện mong muốn là nếu các bạn điều chỉnh được đúng các kỹ thuật trong hướng dẫn (cũng khá đơn giản), thì có thể đạt được mục tiêu bơi tối thiểu là 1km và tối đa tùy theo thể trạng sức khỏe của mỗi người, ví dụ người như mình hiện nay có thể bơi trong giới hạn 5km bơi sải, ở điều kiện hồ bơi, tất nhiên là đây chỉ là ước lượng chưa đến mức mình phải kiệt sức - trung bình mình chỉ bơi 2-3km mỗi khi xuống bể.
II. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Như đã nói ở trên, trong các kiểu bơi thì bơi sải và bơi ếch là phổ biến nhất. Do đặc điểm của kỹ thuật bơi ếch, mỗi người đã biết bơi ếch đều có thể nhanh chóng bơi rất xa 1-2km đối với cả nam và nữ, nên tự nhiên rất ít thấy có câu hỏi như "làm sao để bơi ếch được xa và không mệt (hụt hơi, mỏi cơ)", dù trên thực tế số người bơi ếch không đúng kỹ thuật là rất nhiều, nhưng bơi đường trường - hay tạm gọi là bơi dưỡng sinh - không phải là vấn đề với những người bơi ếch.
Ngược lại, bơi sải có đặc điểm kỹ thuật khác hẳn với bơi ếch, đồng thời thêm một lý do là cách dạy bơi sải từ trước đến nay ở nước ta thường sai kỹ thuật là chủ yếu (kỹ thuật đây được hiểu là kỹ thuật chung hợp lý, đã được thế giới tổng hợp và phổ biến như một chuẩn từ rất lâu), dẫn đến hầu hết những người học xong một khóa bơi sải 3-4 tháng (cho 1 mùa hè) chỉ có thể bơi được từ 50m-100m là hết sức - dù rằng có nền thể lực rất tốt.
Vì vậy vấn đề đặt ra là tại sao bạn đã được giáo viên dạy cho biết hết kỹ thuật bơi sải, bạn có thể lực tốt hơn rất nhiều so với một bạn nữ, hay một em nhỏ kia, mà bạn chỉ bơi được 100m đã thấy mệt hơn là chạy cả trận bóng đá, trong khi bạn nhỏ kia cứ đều đều từng sải đến cả chục vòng bể. Sau khi về nhà bạn tiếp tục tập chạy đến 10km, tập squat đến 80kg, rồi ra bể bơi kết quả vẫn thế, có khi còn tệ hơn cả lúc trước.
Lúc này bạn băn khoăn là điều gì xảy ra ở đây? Cả về sức bền lẫn sức mạnh bạn đều gấp 10 người khác, mà tại sao không thể cải thiện thêm dù chỉ 10m, tôi đã nghe có bạn nói nhìn thấy người khác bơi hàng chục vòng bể như siêu nhân, nhưng thực ra làm sao lại nhiều siêu nhân đến vậy? Có thể bạn sẽ lên các diễn đàn hỏi và được rất nhiều cao nhân chỉ giáo, thậm chí cả các HLV chỉ lại cho bạn cách thở, cách quạt tay, đập chân ..v.v. nhưng khi áp dụng vào đều không thực hiện được. Vậy vấn đề tại sao ?
Vấn đề ở đây không phải những điều người khác chỉ cho bạn không ĐÚNG mà là những điều đó chưa TRÚNG với những gì bạn cần. Bơi lội là một bộ môn có đặc trưng rất khác với các môn thể thao khác. Từ đó đặt ra các trở ngại việc bạn hoàn thiện kỹ thuật như sau:
III. CÁC TRỞ NGẠI CẦN NẮM RÕ KHI LUYỆN TẬP
Tại sao tôi lại đặt ra các trở ngại trước khi nói rất ngắn gọn về những kỹ thuật hầu như không phức tạp? Bởi vì với kinh nghiệm dạy cho nhiều người bơi, tôi nhận thấy những điều rất đơn giản trong môn thể thao khác chỉ phải nhắc nhở đến 10 lần thì trong môn bơi lội nhắc đến hàng trăm lần vẫn không thể sửa được. Vì có những trở ngại như sau:
1. MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Một trong những lý do tôi yêu thích môn bơi lội là vì khi thả mình vào môi trường nước tôi hoàn toàn có thể quên đi mọi stress, thậm chí mọi việc trong cuộc sống. Nước là một môi trường rất đặc biệt, nó vừa dìm người xuống vừa nâng người lên. Đặc biệt trong môi trường nước tự bạn phải tìm kiếm oxy để thở, nếu mất tập trung hay không hoạt động bạn phải trả giá ngay. Cũng trong môi trường nước, mọi giác quan của bạn đều thay đổi từ xúc giác, khứu giác, thính giác, cho đến thị giác...v.v. Do đó, có những điều chúng ta có thể dễ dàng thực hiện trên cạn thì khi xuống nước sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, và khó khăn nhất đó là điều chỉnh động tác.
Tôi đã hàng trăm lần nói chỉ về một động tác chưa chuẩn, như khủy tay hay chân chưa thẳng với một người anh mà người đó cũng không thể chỉnh được, cứ vào bơi là lại sai. Thậm chí tôi vừa bơi vừa lặn bên cạnh anh ta đúng 500m chỉ để theo dõi mỗi khi anh ta sai là hét to lên điều chỉnh, vậy mà cũng rất lâu sau mới sửa được. Khi con người trong một môi trường khác lạ như nước, một số người có cách hành xử khác hẳn thường ngày, một số người quên một cách vô thức. Cộng thêm bạn không thể có một cái gương để nhìn vào khi ở trong bể được, và cũng hầu như không có ai có thể bơi cạnh bạn để điều chỉnh ngay từng động tác. Nên nói dông dài cũng chỉ để các bạn nhớ kỹ rằng: sửa một động tác sai trong nước là rất khó, vì vậy bạn phải luôn luôn hiểu và tự nhớ, tự sửa, kể cả khi đã hoàn thành ngon lành mục tiêu bơi sải 3km rồi !
2. TƯ DUY KỸ THUẬT
(viết đến đây cũng khá dài rồi, đã đến giờ đi tập, xin hẹn các bạn sẽ update tiếp bài viết sớm nhất, cảm ơn đã theo dõi đến đây)View more random threads:
- Lựa chọn tai nghe thể thao khi chạy bộ
- đánhbài online tại M88
- Học trượt patin
- Nhạc cho các bác tập HITT ^^
- Cần giúp đỡ về chạy 100m và bật xa tại chỗ
- Hít đất có lên ngực không?
- Nhận định Tallinna Kalev vs Narva 23h00 ngày 20/5/2020
- Túng quá làm liều
- Cách tập thể hình để tăng cân nhanh
- Lót Giầy khắc phục đau chân, tăng cao,...
-
06-14-2013, 04:44 PM #2Silver member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 0
Cái gì cũng vậy, có tập mới cải thiện được. Bơi lội là một môn rất là kỹ thuật. Muốn nhuần thì phải bỏ công tập luyện thường và nhiều. Kỹ thuật bơi cũng thay đổi, cải thiện theo thời gian, nên cần phải nghiên cứu nữa.
Phần đông những người mới tập bơi hay hấp tấp, vội để ngóc đầu lên thở. Muốn bơi đường dài phải tập sao cho bơi thoải mái, rồi cứ theo nhịp thì bơi cả ngày cũng được.
-
06-15-2013, 04:53 PM #3Silver member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 132
chỉnh lại kĩ thuật thế nào vậy bạn
thăng bạn người béo sức ko bằng t nhưng nó bơi xải rất nhẹ nhàng ko mất sức và bơi được lâu
còn t thì bơi xải chưa đến 50 mét mà đùi và bắp chân mỏi mệt và người nóng bừng như chạy nước rút trong hiit đó
-
06-16-2013, 11:19 AM #4Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Theo em thì mình điều hòa tốt nhịp thở đều đặn, quạt tay + đạp chân đúng nhịp là ổn
-
06-17-2013, 11:04 AM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi cafe.sua
-
06-17-2013, 11:14 AM #6Silver member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 9
Gửi bởi long nguyen 2
-
06-17-2013, 01:48 PM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4
(do không có chức năng sửa bài viết nên mình đành phải tiếp tục viết tiếp nội dung vào post sau đây)
...
2. TƯ DUY KỸ THUẬT
Có một thực tế rất đáng buồn là nước ta tuy là đất nước nhiệt đới gió mùa, lượng ao hồ, sông ngòi rất nhiều thêm cả 3000km bờ biển, nhưng tỉ lệ người Việt Nam biết bơi tính đến ngày hôm nay là rất thấp so với các nước trong khu vực, và thấp hơn nhiều so với các đất nước phát triển, nơi mà môn bơi lội được chú trọng đưa vào rèn luyện trong chương trình phổ thông như một kỹ năng sống thiết yếu. Điều này dẫn tới thực tế đau xót là mỗi năm nước ta có hàng ngàn vụ đuối nước mà hậu quả là những cái chết thương tâm không đáng có chỉ vì người bị nạn không có bất kỳ kỹ năng xử lý nào khi ở trong môi trường nước. Hầu hết các em nhỏ và cả người lớn ở nước ta biết bơi là do tự phát. Chính vì vậy số người được đào tạo bơi lội bài bản ở nước ta rất ít, dễ hiểu là các kỹ thuật bơi lội cũng không được chuẩn hóa. Tôi đã thấy nhiều huấn luyện viên dạy bơi sải sai động tác, và các học viên cũng từ đó hằn sâu cái sai đó rồi lại truyền cho các thế hệ sau. Thậm chí có những kỹ thuật được áp dụng từ những năm 60 đến nay vẫn được dạy và thấy xuất hiện trong thi đấu.
Nói như vậy để các bạn có thể hiểu rằng cho dù tư duy kỹ thuật của các bạn có tốt đến mấy thì đôi khi cũng nên cởi mở, nhìn lại các kỹ thuật của mình để có thể khắc phục những điểm lỗi thời và nắm bắt được thêm những điều mới mẻ, đúng hơn nữa.
Như đã nói trong phần phạm vi bài viết này, tôi không định nêu lại các kỹ thuật và rất mong các bạn tìm hiểu để nắm rõ các kỹ thuật trong các giáo trình bơi sải cơ bản khác. Tôi chỉ nêu một số tư duy kỹ thuật mà theo tôi nghĩ trên thực tế sẽ là rào cản trong quá trình luyện tập và nắm bắt đúng kỹ thuật của người bơi mà thôi, các vấn đề kỹ thuật chi tiết tôi sẽ cố gắng đề cập trong các bài viết khác.
CÁC SAI LẦM TRONG TƯ DUY KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP LÚC LUYỆN TẬP:
A. KHI BƠI SẢI TAY QUẠT NHƯ CHÂN VỊT CỦA XE ĐẠP NƯỚC: SAI.
Hầu hết người tập bơi sải khi chưa thuần thục đều nghĩ rằng tay người sẽ quạt như một cái chân vịt của xe đạp nước, nghĩa là chuyển động tròn đều lấy tay thẳng làm mái chèo, lấy vai làm trục. Đây là sai lầm cơ bản nhất trong tư duy người mới tập bơi. Để chứng minh không khó: nếu bạn thử nằm trên mặt nước mà quạt tay kiểu này đều thì chỉ 5 phút là tối về bạn sẽ khỏi phải nhấc bát ăn cơm. Thực tế trục vai của con người không được thiết kế theo kiểu đó. Vậy mà không hiểu sao đôi khi thấy các huấn luyện viên dạy các cháu động tác trên cạn vẫn bắt xoay tròn tay như thế ???
ĐỘNG TÁC ĐÚNG: Tay bạn không phải mái chèo hay chân vịt mà thực ra là bạn dùng bàn tay và khủy tay ÔM NƯỚC và VUỐT NƯỚC CHẠY QUANH CƠ THỂ. Để minh họa bạn có thể theo dõi trên một số động tác bơi quay chậm của kình ngư Ian Thorpe có trên Youtube sẽ thấy khá rõ.
<object width="500" height="300" data="https://www.youtube.com/v/-8egC7PbOME&fs=1" type="application/x-shockwave-flash">
<param name="movie" value="https://www.youtube.com/v/-8egC7PbOME&fs=1">
<param name="allowFullScreen" value="true">
<param name="wmode" value="opaque">
<embed src="https://www.youtube.com/v/-8egC7PbOME&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" wmode="opaque" width="500" height="300">
</object>
B. KHI TAY NÂNG LÊN KHỎI MẶT NƯỚC PHẢI GIƠ CAO LÊN TRỜI: SAI.
Khi kết hợp cái sai này và cái sai nói trên thì tay người đúng là thành cái chân vịt của xe đạp nước rồi. Thực ra có vài động tác tập bơi để tay nâng thẳng lên khỏi mặt nước nhưng chỉ là tập bổ trợ - giống như chạy cao gối và chạy nhấc gót trong tập chạy - chứ khi chạy không ai chạy thế cả.
ĐỘNG TÁC ĐÚNG: sau khi tay vuốt nước đến ngang hông (hoặc ngang) đùi, thì sẽ nhấc bàn tay lên sát với thân người, khi đó chỉ cần: điều chỉnh bàn tay CHẠY LƯỚT trên mặt nước theo đường thẳng: từ điểm tay ra khỏi nước - đến điểm trước trán khoảng 5cm rồi duỗi thẳng cánh tay. Khi bạn làm như vậy thì tự động cùi trỏ của bạn sẽ tạo đúng góc và di chuyển đúng chứ không cần thiết tập trung vào cùi trỏ.
C. CHÂN TẠO ĐỘNG LỰC CHỦ YẾU ĐỂ CƠ THỂ TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC: VỪA ĐÚNG VỪA SAI....
(Còn tiếp)
-
06-17-2013, 03:37 PM #8Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
phepls sao phần chân có vẻ nhìn ngắn vậy ạ :mask:
-
06-17-2013, 03:40 PM #9Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
thì bơi chủ yếu là làm lưng dài ra mà bác
-
06-17-2013, 03:48 PM #10Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Bạn misamainguyen này nói cực chuẩn về kĩ thuật và những điểm sai của người mới tập.Đặc biệt là "ôm nước" gần như rất ít người tập làm tốt giai đoạn này ! :cry:
Khu đô thị Charm City Bình Dương chủ đầu tư Công ty TNHH DCT Partner Việt Nam tiện nghi tốt nhất nhiều lựa chọn kiểu dáng sang trọng. bán căn hộ Charm City Bình Dương tiện nghi tốt nhất trải rộng...
Dự án căn hộ Charm City Bình Dương nhiều mảng xanh