Hello & Welcome to Diễn đàn thể hình Việt Nam
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Những điều cần biết khi đi bơi để không gây hại cho sức khỏe

    Mùa hè đã đến, nếu bạn có ý định bơi lội hay cho gia đình đi bơi thì hãy lưu ý những điều cần biết dưới đây để đảm bảo sức khỏe.

    Thành phần hóa học có trong nước bể bơi gây ra những mối nguy hại gì cho sức khỏe, những dấu hiệu bể bơi không đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

    Tìm hiểu về clo

    – Là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất clo được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh.

    – Clo được sử dụng dưới hai dạng chủ yếu là calcium hypochlorite (rắn) và sodium hypochlorite (lỏng). Hai hợp chất này tác dụng với nước tạo thành axit hypochlorous. Axit này giết chết vi khuẩn và các mầm bệnh bằng cách phá vỡ màng lipid, tiêu diệt enzyme và ấu trùng bên trong tế bào vi khuẩn thông qua phản ứng oxy hóa.

    Thực trạng nước bể bơi

    Bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất. Những bể dạng này thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, các loại vi trùng, tảo bao bào tử trong nước mưa, phân chim…



    Cách nhận biết bể bơi an toàn hay không

    – Nếu bể bơi có mùi clo gây sốc đặc trưng, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy thì có nghĩa là nước trong bể đã không được xử lý tốt.

    – Khi màu nước trong tự nhiên, nhìn thấy rõ đáy bể, có màu xanh vừa phải, không có vẩn đục hay vật thể lạ là bể bơi đạt tiêu chuẩn. Nếu bể có màu xanh bất thường (khác với màu trời) thì cần chú ý.

    – Con người cũng là 1 trong những tác nhân khiến bể bơi nhiễm “độc”. Vì vậy, nếu số lượng người xuống bể bơi quá đông, máy lọc nước tại bể sẽ không thể lọc kịp để loại bỏ các độc tố.


    Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì để bảo vệ bản thân khi đi bơi?

    Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi bơi

    Nước bể bơi chính là “vật trung gian” truyền nhiễm nhiều căn bệnh, nhất là các bệnh mắt, tai-mũi-họng và bệnh phụ khoa. Nước cộng với vi khuẩn xâm nhập vào bên trong chính là “thủ phạm” khiến mắt, tai-mũi-họng và vùng kín bị viêm nhiễm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng sang viêm tai giữa, viêm cơ quan sinh dục và nhiều rắc rối khác. Vì thế sau khi đi bơi bạn nên lau khô và dùng bông tai thấm khô nước trong tai, rửa mắt, mũi bằng dung dịch muối. Đối với vùng kín cần vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch vệ sinh có hoạt tính dịu nhẹ để “tẩy” sạch những mầm họa đe dọa “cô bé” và “cậu bé”.

    Lưu ý phụ nữ trước và trong kỳ đèn đỏ, hay đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì không nên đi bơi.


    Trang bị kính bơi

    Bể bơi là nơi có rất nhiều hóa chất, các chất thải, chất bẩn gây hại cho cơ thể. Vì thế, ngoài đồ bơi chất liệu tốt, chúng ta cũng nên trang bị các phương tiện “bảo hộ” như kính, mũ bơi… để bảo vệ cho các vùng nhạy cảm trên cơ thể, nhất là đôi mắt, tránh ảnh hưởng xấu và các bệnh tật gây hại. Chúng ta cũng nên xem xét kính bơi chuẩn nào phù hợp với khuôn mặt của bạn. Về size, kính bơi nào cũng có 3 size S, M, L . Màu sắc thì thường ta sẽ chọn màu xanh biển hoặc màu đen. Về nhãn hiệu thì dòng kính Viewer của Nhật sản xuất là dòng phổ thông, giá cả phải chăng, hợp thời trang, độ bền cao… Kinhboisaigon.com là đại lý chuyên cung cấp các loại kính bơi Nhật Bản




    Thoa kem chống nắng

    Với kiểu bể bơi được thiết kế trong nhà, bạn có thể thoa kem chống nắng với độ SPF ở mức 15, bởi ánh nắng mặt trời vẫn có khả năng xuyên qua cửa kính và tác động đến da chúng ta.

    Khi bơi ngoài trời, cho dù trời không nắng, các bạn vẫn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím và các tia có hại khác bởi ngay cả khi trời râm mát, những tia đó vẫn có thể gây tác động xấu tới làn da của chúng ta.

    Một lưu ý nữa dành cho chúng mình là hãy chọn loại kem chống nắng không thấm nước, có độ SPF ở mức 30 để đạt hiệu quả cao nhất, mức SPF cao hơn sẽ khó thẩm thấu vào da, khiến da dễ bị khô đấy.



    Lưu ý:

    - Để đảm bảo vệ sinh nên chọn hồ có lắp hệ thống lọc nước tự động 24/24. Các chất xử lý làm sạch nước hồ cũng được liên tục điều tiết qua hệ thống tự động này.

    - Bạn có thể hỏi trực tiếp người quản lý bể bơi hoặc nhận biết qua quan sát, hệ thống lọc thường khá lớn, đặt cạnh bên hồ bơi, có bộ phận trực kỹ thuật kiểm tra.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi bé chơi tại bể bơi công cộng và cách phòng ngừa hiệu quả giúp bé chơi với nguồn nước an toàn, giảm khả năng lây bệnh. Hãy cùng kinhboisaigon.com tìm hiểu nhé




    Nguy cơ mắt bệnh đau mắt đỏ:


    Khi bơi toàn bộ cơ thể của bé tiếp xúc với nước. Trong đó, mắt là bộ phận dễ gặp tổn thương vì bé không thể nhắm mắt khi vui đùa trong nước, khi bơi. Do đó, chúng tiếp xúc trực tiếp với nguồn ngước bể bơi không thức sự trong lành bởi nhiều người sử dụng cũng như hóa chất xử lý nước bể bơi.


    Chính vì thế bé thường dễ bị cay mắt, khô mắt, nhiễm khuẩn vào mắt và là nơi dễ làm lây lan bệnh đau mắt đỏ từ người khác.


    Hãy dùng kính bơi trẻ em khi dẫn trẻ đến những hồ bơi đông người



    Bệnh viêm tai:


    Rất thường gặp ở đối với các bé nhỏ thường được đi bơi tại các bể bơi công cộng vì khi bơi không được chụp tại, nguồn nước không sạch vì nhiều lý do nên có thể vào tai, mũi, đường hô hấp… Từ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé gây ra các bệnh viêm tai nguy hiểm không những gây khó chịu mà con có thể gây giảm thính giác của trẻ, hay mũi và hệ hô hấp của trẻ cũng có thế bị bệnh.

    Nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa:

    Các bé có thể mắt bệnh về tai, mũi, họng, mắt và cả bệnh phu khóa nếu không được vệ sinh sạch sẽ khi đi bơi về. Bởi bé có thể bị nhiễm khuẩn, nấm khi chơi tại bể bơi công cộng từ những nguồn bệnh từ chính những người sử dụng, nguồn nước không sạch và chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc với nước hồ bơi, và có thể gây ra hiện tượng ngứa, khó chịu do bị nhiễm nấm, viêm nhiễm phụ khoa với nhiều biểu hiện nguy hiểm.

    Các bệnh ngoài da:


    Trẻ có làn da non yếu, nhạy cảm hơn so với người lớn nên dễ bị nhiễm nấm gây bênh ngoài ra. Các loại hóa chất trong nước bể bơi thường sẽ dễ gây viêm da tiếp xúc đặc biệt là những làn da nhạy cảm của trẻ con nhưa bị đỏ, khô, ngứa, các nốt dị ứng, bệnh chân tay miệng và da đầu nhiễm nấm hoặc rụng tóc nhiều hơn.


    Cách phòng chống:

    Dùng mũ và kính bảo vệ tóc và mắt

    Các hóa chất dùng để khử trùng và làm sạch nước sẽ làm tóc bé trở nên thô xơ và khô cứng, thậm chí là rụng tóc vậy nên bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc, tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.

    Viêm kết mạc với biểu hiện mắt bị ngứa, đỏ dễ lây lan qua môi trường hồ bơi. Đeo kính trong khi bơi không để nước vào mắt, không dùng tay dụi mắt, dùng nước sạch để rửa mắt sau khi đi bơi là các cách có thể giúp bạn hạn chế phần nào bệnh liên quan đến “cửa sổ tâm hồn”.



    Vệ sinh ngay sau khi bơi

    Do nước trong bể bơi chứa nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây hiện tượng nhiễm nấm, và bệnh phụ khoa.

    Do đó, sau mỗi lần đi bơi ở các bể bơi công cộng, bạn nên vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng cách tắm rửa sạch sẽ để tẩy sạch chất hữu cơ bám dính vào cơ thể và dùng khăn tắm cá nhân lau khô người. Hạn chế tối đa việc thuê, mượn quần áo bơi đã sử dụng cũng giúp trẻ phòng bệnh và bảo vệ cơ thể.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nước trong bể bơi thường được khử trùng, nhưng nó vẫn không bảo đảm chắc chắn đã tiệt trùng và khử sạch mầm bệnh. Bệnh trên người đi bơi có khi được đưa vào một cách ngẫu nhiên, chúng sẽ lan truyền trong nước khiến bạn mắc phải nhiều bệnh. Trong đó, mắt người là nơi nhạy cảm nhất và cũng là nơi dễ nhiễm bệnh nhất.



    Kính bơi người lớn:
    Kính bơi người lớn có nhiều cách phân loại, cách phân loại phổ biến nhất là theo môi trường sử dụng:
    - Bơi trong nhà: Thường các bể bơi có mái che thì điều kiện ánh sáng không được tốt, các bạn nên chọn các mẫu kính sáng, không phản quang (tráng gương) giúp nhìn rõ hơn trong bể.
    - Bơi ngoài trời: Nếu bơi tầm nắng gắt, các bạn nên chọn mầu kính tối hoặc có tráng gương, phản quang. Còn nếu bạn bơi tầm chiều tối, thì nên chọn như mẫu kính bơi trong nhà:
    Hoặc chúng ta cũng có thể phân loại theo chức năng:
    - Dòng kính bơi tập luyện: Thường mắt to,sáng để đeo được lâu ( trên 1-2h đồng hồ) mà không tạo quầng mắt (do thiết kế kính vành rộng) áp lực sẽ đặt vào xương gò mà, tạo cảm giác êm ái khi bơi lâu

    - Dòng kính bơi thi đấu/chuyên nghiệp: Đặc điểm rõ nhất là thiết kế mắt nhỏ, ít cản nước, khi xuất phát hoặc nhảy cầu khó tuột kính, rất gọn nhẹ và kiểu dáng chuyên nghiệp. Nhược điểm của dòng kính này là khi bơi lâu sẽ tạo vết hằn ở hốc mắt.

    Kính bơi trẻ em:
    Kính bơi trẻ em thường phân loại theo độ tuổi: 0-2 tuổi, 2-6 tuổi, 6-14 tuổi (thiếu niên)





    Khi đi bơi mang thêm kính bơi là sự lựa chọn rất sáng suốt. Để phòng bất trắc, trước và sau khi bơi bạn nên nhỏ một vài giọt thuốc nhỏ mắt. Như vậy, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu như bạn đã mắc phải bệnh truyền nhiễm, vì sức khoẻ người khác và cũng vì bản thân, tốt nhất bạn không nên đi bơi. Như vậy, đi bơi trong mùa hè nóng nực mới thực sự đem đến cho bạn sự vui vẻ, thoải mái và hữu ích.


    Kinhboisaigon.com

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    169
    Bác nào chưa biết cách dạy bơi cho trẻ thì mua kính về tập nha.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 07:55 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.