Hello & Welcome to Diễn đàn thể hình Việt Nam
Trang 68 của 147 Đầu tiênĐầu tiên ... 1858666768697078118 ... CuốiCuối
Kết quả 671 đến 680 của 1468
  1. #671
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Giảm không khí căng thẳng bằng 1 bức hình có thực cho các bác
    Vừa liên quan tới tạ vừa liên quan tới calisthenics

  2. #672
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    thôi nào mọi người
    tuy là chúng ta đi ở những con đường khác nhau
    nhưng cùng 1 đích đến mà

  3. #673
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    bác mrcaothanh thấy ko tập nhưng ngồi nói cái này hại hết cái này đến cái kia rồi, bảo ko tập vì như này như nọ, chỉ mang tíh biểu diễn, vậy thì bác vô đây làm chi nữa khi mà anh em đam mê và cách tập luyện khác nhau, và cho đến nay thì môn này phổ biến ko kém thể hình đâu,tất cả các mục huấn luyện bộ đội và cảnh sát đều có sử dụng những bài tập của calis cả đấy

  4. #674
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi concuncon
    Mình tập hypertrophy là chính nên có thể phương pháp của mình không phù hợp lắm đối với ai muốn luyện chuyên về Calisthenics.

    Mình thích chia thành 3 buổi thế này, có 2 trường hợp

    1/Dành cho giai đoạn tập trung Hypertrophy:
    -Buổi 1: cường độ nặng, liều lượng trung bình (5x5 hoặc 6x6) - kết hợp tăng strength và hypertrophy
    .......Weighted Dips
    .......Weighted Chin Up
    .......Barbell Squat
    -Buổi 2: cường độ nhẹ, liều lượng cao (3hiệp 15-30) - hypertrophy kết hợp endurance
    .......Push Up các kiểu
    .......Inverted Rows các kiểu
    .......Goblet Squat/Single leg squat/clean....
    -Buổi 3: cường độ trung bình, liều lượng cao (3-5 hiệp 6-10) - hypertrophy
    .......Handstand Push Up
    .......Front lever pull/Leg Raises....
    .......Barbell Squat

    2/Cho giai đoạn tập trung tăng strength:
    -Buổi 1: cường độ nặng, liều lượng trung bình (5x5) - strength & hypertrophy
    .......Weighted Dips
    .......Weighted Chin Up
    .......Barbell Squat
    -Buổi 2: cường độ nhẹ, liều lượng thấp (3-5 hiệp 3-5 ở mức 60% sức, hoặc 2 hiệp 15-30 rất nhẹ, không ráng sức) - Recovery
    .......HSPU 3x5 hoặc Push Up 2x20
    .......Inverted Rows
    .......Goblet squat/lunges/clean....
    -Buổi 3: cường độ rất nặng, liều lượng thấp (2-3 hiệp 2-3 reps) - thuần túy strength
    .......Weighted Dips
    .......Weighted Chin
    .......Barbell Squat
    .......Barbell Deadlift


    Nếu bạn không muốn sử dụng bài Weighted, thì dùng bài Calisthenics cũng được. Thể nào chỉ được 2-4 reps là rất nặng, thể được 5-6 reps là nặng, 6-10 reps là trung bình, 15reps trở lên là nhẹ. Đối với các bài Isometric thì cứ tính giữ được 1 giây thì tính là 1 rep, nhưng isometric không nên tập quá nặng (giữ ít hơn 5 giây) và cũng không nên quá nhẹ (trên 20 giây). Cách tập isometric thì khá đặc biệt hơn nên mình không bỏ vào chương trình này. Nếu có cần tập thì bạn chọn ra 1-2 bài (sức giữ trên 10 giây), ví dụ là giữ được 14 giây max, thì chia đôi ra là 7, tập 5 hiệp 7 giây như vậy trước 1 buổi tập trong tuần là được.
    Lịch này của bác có vẻ khá nặng, đúng cái mình đang cần nhưng tập ở nhà thì mình chỉ có xà đơn vs xà kép ko có tạ kèm theo nên chưa đủ sức nặng để làm ít rep như trên. Còn ra phòng tập thì mình tập 1 nhóm cơ 1 ngày như full bài ngực mà cảm thấy vẫn còn sức để Dips vs hít xà ko biết kết hợp như vậy liệu có làm giảm tiến độ phát triển của cơ không nhỉ.

  5. #675
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    516
    Trích dẫn Gửi bởi summerslam6190
    Lịch này của bác có vẻ khá nặng, đúng cái mình đang cần nhưng tập ở nhà thì mình chỉ có xà đơn vs xà kép ko có tạ kèm theo nên chưa đủ sức nặng để làm ít rep như trên. Còn ra phòng tập thì mình tập 1 nhóm cơ 1 ngày như full bài ngực mà cảm thấy vẫn còn sức để Dips vs hít xà ko biết kết hợp như vậy liệu có làm giảm tiến độ phát triển của cơ không nhỉ.
    Nó cũng giống như stronglift/ starting strength, 1 buổi chỉ tập 3~4 bài nhưng dùng toàn bộ cơ thể, ko chỉ 1 nhóm cơ

  6. #676
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi CRIME
    Không biết là quân đội Hy Lạp (những đội quân nổi tiếng như Sparta,...) đều được mô tả trong lịch sử là có tập calisthenic để có được sức mạnh à. Ngay cả những gladiator họ cũng tập như thế (đừng có nói là không họ có những vật dụng giống như tạ ngày nay, không có cái tạ nào được ghi chép trong lịch sử cho tới thời hiện đại, họ trong lúc tập luyện cũng chỉ cầm vũ khí để vung trong không khí nhưng tập sức = calisthenic vẫn là chính). Chưa kể võ sư thiếu lâm, võ thuật trung hoa nổi tiếng cũng toàn tập các bài tập calisthenic (dù họ không gọi bằng vậy nhưng rất ít khi nào họ đúc các loại tạ đặc biệt như vòng thiết tuyến,... mà chủ yếu cũng chỉ tập bằng sức nặng cơ thể), và hằng hà sa số những ví dụ khác.

    Nói hít cái xà bằng 1 tay là yếu hả? Xin lỗi bạn thích tập tạ vậy bạn thử cầm 1 cục tạ 69kg bạn kéo thẳng lên xem thấy nó nhẹ không. Khi kéo cơ thể lên là bạn đang kéo 1 trọng lượng y như vậy đó bạn trẻ à. Chứ chả có cái gọi là "tập để biểu diễn" "tập từ từ quen nên kéo cơ thể lên nhẹ" ......
    Bạn này ko hiểu hoặc cố tình ko hiểu ý của mình và cố tình đẩy vấn đề đi sang 1 hướng khác. Mình đâu có đề cập đến vấn đề sức khỏe, mạnh hay yếu ở đây.

    Những ý kiến của mình về Calistthenics tựu chung là:

    - Thể trạng người VN có phù hợp với Calistthenics hay không? Tại sao những VĐV tập thể dục dụng cụ của VN lại ko đạt huy chương ngay ở tầm châu lục, mà thể hình lại đạt huy chương ở tầm thế giới?

    - Calistthenics có kiểm soát cơ bắp, sức mạnh chi tiết như thể hình, fitness hay không? Nếu ko có thì việc cơ bắp được phát triển 1 cách ngẫu nhiên, mất kiểm soát lệch lạc như tay quá to, lưng quá mỏng sẽ giải quyết như thế nào?

    - Calistthenics tập phần dưới: Mông, đùi trước sau, bắp chân như thế nào?

    - Trong Calistthenics thường xuyên sử dụng khóa khớp, rồi các tư thế cần sự co căng hoặc kéo dãi thái quá của dây chằng. Vậy biện pháp để đảm bảo ko bị chấn thương, thoát vị, dãn dây chằng của Calistthenics như thế nào

    Thời buổi này, chỉ có thằng ngu mới thấy người khác tập là hùng hục bắt chiếc. Tập cái gì cũng phải tự trang bị kiến thức cơ bản trước, rồi hỏi han người khác, luyện tập thử, theo dõi nghe ngóng cơ thể rồi mới đi lựa chọn phù hợp. Chứ ko phải cứ thấy chiến binh Hi Lạp rồi sư thầy Thiếu Lâm tập hoặc search youtube thấy hay hay là cũng a dua tập theo. Đẽo cày giữa đường rồi chả được kết quả gì, vừa phí thời gian, sức lực lại còn bị người khác cười cho, chưa kể chấn thương nữa.

  7. #677
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi summerslam6190
    Lịch này của bác có vẻ khá nặng, đúng cái mình đang cần nhưng tập ở nhà thì mình chỉ có xà đơn vs xà kép ko có tạ kèm theo nên chưa đủ sức nặng để làm ít rep như trên. Còn ra phòng tập thì mình tập 1 nhóm cơ 1 ngày như full bài ngực mà cảm thấy vẫn còn sức để Dips vs hít xà ko biết kết hợp như vậy liệu có làm giảm tiến độ phát triển của cơ không nhỉ.
    Ct vậy mà còn kết hợp nữa là ngắc ngoải đó bạn.
    Muốn thêm cái gì thì phải bớt lại trong ct đó 1 cách hợp lý.
    Với người mới tập thì có thể dùng tạ đúng sức, mỗi tuần thêm tạ, hoặc khi nào thấy nhẹ thì thêm tạ. Với người tập lâu rồi thì nên dùng mức tạ thoải mái tuần đầu, thêm tạ dần tới tuần thứ 3-4 nặng, rồi lại xả lại mức tạ thoải mái ở tuần thứ 5, lặp lại.
    Nếu không có tạ thì các bài Calisthenics cũng có thể dùng bản nặng, nhẹ khác nhau. Cái này có lẽ mình chưa phân tích kĩ, trong các sách nhất là Gymnastic bodies nói khá kĩ về các Progression.


    Trích dẫn Gửi bởi anhlong1122
    Có cuốn Raising The Bar của Al Kavadlo mà kiếm hoài ko được bản free để down
    Chắc còn mới. Có vẻ là sách đó dễ hiểu dễ theo.
    Để mai up lên mấy sách đang có. Chú chịu khó đọc cuốn "Overcoming Gravity" rất thú vị.

  8. #678
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi anhlong1122
    Nó cũng giống như stronglift/ starting strength, 1 buổi chỉ tập 3~4 bài nhưng dùng toàn bộ cơ thể, ko chỉ 1 nhóm cơ
    Vậy kết hợp như thế nào cho hiệu quả vậy bác, mình đang bắt đầu theo giáo án 6 buổi này http://***************/community/threads/30981/ nhưng buổi tập chân thì vẫn tập ở nhà.
    À hình như bác bên voz đúng ko mấy bữa trước chém mình chân bé giờ thì chăm tập chân rồi


    Trích dẫn Gửi bởi concuncon
    Ct vậy mà còn kết hợp nữa là ngắc ngoải đó bạn.
    Muốn thêm cái gì thì phải bớt lại trong ct đó 1 cách hợp lý.
    Với người mới tập thì có thể dùng tạ đúng sức, mỗi tuần thêm tạ, hoặc khi nào thấy nhẹ thì thêm tạ. Với người tập lâu rồi thì nên dùng mức tạ thoải mái tuần đầu, thêm tạ dần tới tuần thứ 3-4 nặng, rồi lại xả lại mức tạ thoải mái ở tuần thứ 5, lặp lại.
    Nếu không có tạ thì các bài Calisthenics cũng có thể dùng bản nặng, nhẹ khác nhau. Cái này có lẽ mình chưa phân tích kĩ, trong các sách nhất là Gymnastic bodies nói khá kĩ về các Progression.
    Mình cũng mới ra gym tập nên cũng chưa biết cách tập ntn cho đúng.
    Bình thường khi thực hiện cái động tác calisthenics thì mình hay tập theo set vd như 16x3 cho một exercises, còn cái giáo án mình đang tập thì nó đa số lại như thế này cho 1 exercises không biết có nên theo không hay lại làm theo set mình hay tập cho dễ, tại thấy cũng không quen lắm với cách xếp set như vậy
    - 40% sức (ví dụ 40kg) Thực hiện 1 hiệp với 12 đến 15 lần
    - 60% sức (ví dụ 60kg) Thực hiện 1 hiệp với 8 đến 10 lần
    - 80% sức (ví dụ 80kg) Thực hiện 2 hiệp với 4 đến 6 lần
    - 100% sức (ví dụ 100kg) Thực hiện 2 hiệp với 1 lần
    (Chú ý 80% -100% mới chính là bài chính)[/quote]

  9. #679
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi summerslam6190
    Vậy kết hợp như thế nào cho hiệu quả vậy bác, mình đang bắt đầu theo giáo án 6 buổi này http://***************/community/threads/30981/ nhưng buổi tập chân thì vẫn tập ở nhà.
    À hình như bác bên voz đúng ko mấy bữa trước chém mình chân bé giờ thì chăm tập chân rồi
    Mình cũng mới ra gym tập nên cũng chưa biết cách tập ntn cho đúng.
    Bình thường khi thực hiện cái động tác calisthenics thì mình hay tập theo set vd như 16x3 cho một exercises, còn cái giáo án mình đang tập thì nó đa số lại như thế này cho 1 exercises không biết có nên theo không hay lại làm theo set mình hay tập cho dễ, tại thấy cũng không quen lắm với cách xếp set như vậy
    - 40% sức (ví dụ 40kg) Thực hiện 1 hiệp với 12 đến 15 lần
    - 60% sức (ví dụ 60kg) Thực hiện 1 hiệp với 8 đến 10 lần
    - 80% sức (ví dụ 80kg) Thực hiện 2 hiệp với 4 đến 6 lần
    - 100% sức (ví dụ 100kg) Thực hiện 2 hiệp với 1 lần
    (Chú ý 80% -100% mới chính là bài chính)
    [/quote]
    Tập sử dụng % sức thường là dành cho người đã tập lâu, đã có mức tạ khá cao mà sức đã chững. Người mới tập thì với 1 chương trình hợp lý có thể tiến bộ đều khá nhanh, hơn nữa là mức tạ còn thấp (40% 20kg =?) nên chỉ cần straight sets (hiệp thẳng) là hợp lý rồi. 2 hiệp đầu 40% và 80% là khởi động có thể linh hoạt không nhất thiết phải đúng, tốn công suy nghĩ mà ảnh hưởng cũng không nhiều.
    Nhưng bạn tập 3 hiệp 16 là bài tập hơn nhẹ quá, phải tập thể nặng hơn. Cho hypertrophy thì 3-5 hiệp 8-10reps, cho strength thì 3-5 hiệp 3-5 reps. Có lẽ mình chưa phân tích nhiều về các thể khó của các bài tập nên bạn vẫn dùng những bài nhẹ quá.

    Để kết hợp tạ và Calisthenics thì bạn phải lựa chọn: vận động nào đã có 1 bài Calisthenics hiệu quả/ưa thích thì không cần đến bài tạ, vận động nào có 1 bài tạ hiệu quả/ưa thích thì không cần Calisthenics. Chẳng hạn mình không bao giờ tập bài Bench Press hoặc Lat pull down, bởi vì mình đã có dips và pull up để thay thế. Hoặc bài tập chân thì mình sử dụng Barbell Squat và Barbell Deadift.

    Cách thứ 2 là luân phiên: theo lịch tâp như mình đã nói ở post trước, sử dụng bài Calisthenics cho ngày tập nặng và rất nặng, sử dụng bài tạ cho ngày tập trung bình và nhẹ (hoặc ngược lại). Chẳng hạn với ngày tập 5x5, mình sẽ tập Handstand Push up - với ngày tập 3-5 hiệp 8-10, mình sẽ sử dụng Overhead Press với mức tạ hợp lý. Ngược lại: là với ngày 5x5 mình sử dụng Bench Press - với ngày 3-5 hiệp 8-10 mình sẽ dùng bài dips.

    Cách thứ 3: bạn có thể dùng tạ làm hiệp khởi động và back off set, dùng bài Calisthenics vừa sức làm hiệp chính. Các bài Calisthenics đủ nặng để làm hiệp chính thường là: Lean Planche Push Up, tuck planche Push Up, Weighted Dips, Hand Stand Push Up, One arm Push Up, Pull Up, weighted chin up, Supported One arm Pull Up,....
    (back off set tức là hiệp nhẹ sau cùng sau khi thực hiện hiệp nặng nhất, nhẹ và nhiều reps)

    À và để tập hằng ngày thì bạn chia phần trên và dưới cơ thể ra. Thứ 2 tập Dips và Chin UP, thứ 3 tập Squat.....

  10. #680
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi mr.caotheanh
    Bạn này ko hiểu hoặc cố tình ko hiểu ý của mình và cố tình đẩy vấn đề đi sang 1 hướng khác. Mình đâu có đề cập đến vấn đề sức khỏe, mạnh hay yếu ở đây.

    Những ý kiến của mình về Calistthenics tựu chung là:

    - Thể trạng người VN có phù hợp với Calistthenics hay không? Tại sao những VĐV tập thể dục dụng cụ của VN lại ko đạt huy chương ngay ở tầm châu lục, mà thể hình lại đạt huy chương ở tầm thế giới?

    - Calistthenics có kiểm soát cơ bắp, sức mạnh chi tiết như thể hình, fitness hay không? Nếu ko có thì việc cơ bắp được phát triển 1 cách ngẫu nhiên, mất kiểm soát lệch lạc như tay quá to, lưng quá mỏng sẽ giải quyết như thế nào?

    - Calistthenics tập phần dưới: Mông, đùi trước sau, bắp chân như thế nào?

    - Trong Calistthenics thường xuyên sử dụng khóa khớp, rồi các tư thế cần sự co căng hoặc kéo dãi thái quá của dây chằng. Vậy biện pháp để đảm bảo ko bị chấn thương, thoát vị, dãn dây chằng của Calistthenics như thế nào

    Thời buổi này, chỉ có thằng ngu mới thấy người khác tập là hùng hục bắt chiếc. Tập cái gì cũng phải tự trang bị kiến thức cơ bản trước, rồi hỏi han người khác, luyện tập thử, theo dõi nghe ngóng cơ thể rồi mới đi lựa chọn phù hợp. Chứ ko phải cứ thấy chiến binh Hi Lạp rồi sư thầy Thiếu Lâm tập hoặc search youtube thấy hay hay là cũng a dua tập theo. Đẽo cày giữa đường rồi chả được kết quả gì, vừa phí thời gian, sức lực lại còn bị người khác cười cho, chưa kể chấn thương nữa.
    1/Mình không biết môn thể hình có huy chương thế giới bao giờ, nhưng chuyện một bộ môn có đạt được thành tựu thế giới hay không thì không ảnh hưởng tới chuyện có nên tập nó hay không. Môn đá banh của Việt Nam đã bao giờ sánh được với các nước, nhưng không lấy đó làm lý do để bỏ đá banh được. Những yếu tố như chương trình, HLV, thuốc, chế độ dinh dưỡng, cuộc sống... đều ảnh hưởng đến thành tích. Sử dụng 2 hiện tượng (thể trạng và thành tích TDDC) rồi kết luận cái này là nguyên nhân của cái kia là phép sử dụng sai căn bản của logic.

    2/TDDC là bộ môn khá khép kín (chỉ người trong nghề) và các phương pháp luyện tập của nó mới được biết đến rộng rãi hơn gần đây. Calisthenics lấy các nguyên tắc của TDDC mà ra. Và xin thưa là phương pháp luyện tập của Calisthenics nói chung và TDDC nói riêng (xin cộng thêm môn cử tạ vào đây) chú trọng mạnh đến việc phát triển cân bằng cơ thể hơn môn thể hình rất nhiều. Lý do là sự đòi hỏi của các bài tập rất nặng, các tư thế bất lợi, nếu chỉ 1 thành phần cơ, gân, khớp phát triển không đồng đều sẽ dẫn đến chấn thương lâu dài. Có thể là bạn chưa có điều kiện để nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh nhiều. Chỉ 1 bộ phận nhỏ là khớp vai, nhưng phải rất nhiều nghiên cứu, kinh nghiệm, tranh cãi về cơ chế hoạt động, để tìm ra phương pháp tối ưu phát triển và bảo vệ nó 1 cách an toàn nhất. Cho nên nếu nói về chuyện tập mất cân bằng thì dù thể hình hay Calisthenics cũng là do người tập thiếu hiểu biết, không biết cách lập trình chương trình cho khoa học và hợp lý. Tất nhiên về thể hình thì người ta sử dụng những động tác an toàn, ít chấn thương hơn, cho nên có thể phát triển mất cân bằng mà cũng không ảnh hưởng mấy tới cơ thể. Còn những bộ môn mang tính sức mạnh thì sẽ dễ chấn thương hơn khi cơ thể phát triển bất hợp lý.

    3/Có lẽ bạn chưa biết đến Glute Ham Raise, đây là 1 bài tập rất nặng được các Powerlifter chuyên dùng để tăng sức mạnh phần cơ sau. Về phần cơ trước có các bài tập Squat 1 chân. Phát triển toàn bộ cơ chân thì có Plyometric: đó là bật cao, bật xa, chạy nước rút (xin thưa Barbell squat là 1 bài tập rất tốt, nhưng không phải là duy nhất cho chân). Những VDV TDDC có thể bật cao để lộn vài vòng trên không, sức bật là sự phản ánh của sức mạnh. Nếu bạn cần chứng minh thì đã có những lần người ta thử xem 1 học viên TDDC có thể Deadlift được bao nhiêu (không qua nhiều tập luyên về tạ), thì 1 người đã nhấc được gần 3 lần trọng lượng cơ thể (135lbs deadlift 400lbs, chưa là gì so với những Powerlifter tầm cỡ, nhưng bằng trình độ người tập tạ nhiều năm)



    It is also important to note that as a gymnast I was not particularly strong. Many of my teammates were far stronger than I. These were some of my initial results when I began lifting and running:
    • Double bodyweight dead lift
    • Military press with 110% bodyweight
    • Chins + 50% bodyweight for reps
    • Dips + 60% bodyweight for reps
    • 75 pushups in 1 minute
    • Wrist curls with 110 % bodyweight
    • 5:37 mile/ 11:30 two-mile run
    • Ran 20 miles on the spur of the moment

    One of my student’s, JJ Gregory, far exceeded my own modest accomplishments. On his first day of high school weight lifting, JJ pulled a nearly triple bodyweight deadlift with 400 pounds at a bodyweight of 135 and about 5’3″ in height. On another day, he also did an easy weighted chin with 75 pounds, and certainly looked as though he could’ve done quite a bit more. We’ll never know for sure because the cheap belt I was using at the time snapped.
    (From Coach Christopher Sommer, author of "Building the Gymnastic Bodies")
    4/Mình đã nói trong post trước, hầu hết các môn rèn luyện cơ thể như võ thuật, cử tạ, powerlifting, gymnastics... đều luyện gân, xương, khớp và đặt nó làm 1 yếu tố quan trọng trong chương trình. Gân, xương, khớp đều có thể được luyện và đáp ứng để trở nên cứng cáp hơn, mặc dù thời gian đáp ứng chậm hơn rất nhiều so với cơ. Vì vậy nên để lập trình 1 chương trình phải nghiên cứu và suy nghĩ 1 cách khoa học hơn nhiều so với 1 chương trình chỉ chú tâm tới thể hình. Nếu luyện tập mà để thoái hóa các cấu trúc đó, thì lý do là 1/lập trình thiếu khoa học 2/chỉ chú tâm tới thành tích, không biết suy nghĩ lâu dài.

    Tập bộ môn nào cũng cần đầu tư nghiên cứu và suy nghĩ hết. Chẳng ai ở đây chỉ thấy rồi tập theo cho vui, mà ai cũng bỏ thời gian vừa tập căn bản vừa mày mò các hướng dẫn, sách vở, nghiên cứu từ các diễn đàn nước ngoài. Những chiêu trò thấy trên youtube khổ luyện lâu dài đúng phương pháp thì mới làm được. Nếu ai chỉ xem mấy video trên youtube mà làm theo được thì mình cũng bái làm sư phụ.
    Nhưng trước khi chỉ trích cái gì thì trước tiên mình phải là người hiểu rõ về nó trước đã, mới nhìn bìa sách đã viết bài bình luận thì chỉ là những lời suy đoán không có giá trị. Khả năng dịch thuật của mình không có nhiều, khi nào mình lập được 1 nhóm dịch thuật có khả năng để dịch các sách tài liệu về bộ môn này thì bạn sẽ hiểu rõ hơn tính khoa học và chi tiết của nó như thế nào.

    Thân, Jack Lalance, 1 nhân vật huyền thoại trong lịch sử Strength Training và Weight Lifting. Ông ta cũng không hề thua kém trong mấy chiêu trò Calisthenics:



    Trích dẫn Gửi bởi CRIME
    Mình vừa đọc xong 2 cuốn Convict conditioning và đang có ý định tập theo nó. Các bạn tập calisthenic nghĩ thế nào về lịch tập và set bài tập của cuốn này. Kiến thức của mình cũng nhiều và có kinh nghiệm về tập tạ nhưng tập 1 thời gian thì mình cảm thấy đây đúng là những thứ mình không muốn lắm vì mình muốn cơ thể nét theo kiểu con nhà võ và cơ bắp thật sự có sức mạnh để dùng vào những việc cần thiết (võ, sinh tồn,...). Và sau khi nghiên cứu qua thì mình thấy calisthenic sẽ có những gì mình cần. Mình cũng có chơi và đam mê võ thuật nữa nên càng khoái cái này, hehe.
    Convict Conditioning là 1 phương pháp khá căn bản. Nếu có tư chất thì trong vòng 1 năm trở lại là có thể làm chủ được các bài trong đó rồi. Rất hợp cho ai chỉ cần xây dựng cơ bắp và sức mạnh căn bản mà chưa cần tập luyện động tác phức tạp.
    Nếu sắp xếp theo độ phức tạp/khó của các sách thì mình đánh giá (từ dễ tới khó nhé, nhiều sách mình chỉ lướt qua nên không chắc là nhận xét đúng)
    1/Naked Warrior (Pavel)
    2/Convict Conditioning 1
    3/Never Gymless (Ross Emanait)
    4/Convict Conditioning 2
    5/Building the Gymnastic Bodies (Christopher Sommer)
    6/Overcoming Gravity (Steven Low)

    Riêng cuốn Overcoming Gravity mình đang đọc là sách khá chuyên môn, không chỉ nói về Calisthenics mà gần như là phân tích mọi khía cạnh khoa học của việc luyện tập Strength/Hypertrophy nói chung, những thông tin mà chỉ học về môn Exercise Science thì mới tiếp xúc. Tất nhiên không đi kĩ bằng 1 số sách chuyên môn như SuperTraining, nhưng mà đủ để khi đọc xong bạn nắm vững được các nguyên tắc khoa học căn bản về cấu trúc cơ thể và việc tập luyện. Cái này thì đòi hỏi thứ nhất là tiếng Anh vững, thứ 2 nữa cũng phải tiếp xúc nhiều về tài liệu rồi thì đọc mới dễ hiểu (như chú anhlong1122).

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 02:54 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2025 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.