Hello & Welcome to Diễn đàn thể hình Việt Nam
Trang 6 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 CuốiCuối
Kết quả 51 đến 60 của 72
  1. #51
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trời ui topic của người ta mấy bác náo loạn lên hết.
    Em cũng muốn náo loạn thêm cái này nà
    1. Mỗi con người đều có x % tỉ lệ mang 1 bệnh nào đó.
    2. Bệnh phát sinh và biểu hiện theo thời gian.
    3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gồm 2 thứ mà con người đều phải trải qua trong quá trình sống đó là hoạt động tinh thần và hoạt động thể chất.
    4. Trong hoạt động thể chất gồm 2 chiều đó là nạp vào và sử dụng rồi thải ra.
    Mỗi căn bệnh cần hội tụ đủ điều kiện của nó thì sẽ phát tác mạnh lệnh tạo ra dấu hiệu bên ngoài và từ đó khoa học kỹ thuật có thể nhận biết chúng là bệnh.
    Để khẳng định bệnh phát sinh do dùng 1 loại thực phẩm là rất khó và thiếu khoa học. Bởi vì muốn hấp thu rồi chuyển hóa thì có hàng tá chất bao gồm hocmon enzym... cộng với vi chất của thực phẩm sinh ra tham gia vào quá trình đó. Bụng chúng ta là lò phản ứng hóa học diễn ra suốt cuộc đời không thể kết luận một ai đó mắc một bệnh do ăn 1 loại thực phẩm lâu dài. Điều này rất khó do thể trạng mỗi người đều khác nhau.
    Từ ngày tham gia wth đến nay mới ngộ ra vài điều đó là những tờ báo lá cải chỉ copy và nói rất mơ hồ. Có thể 1 loại chủ đề nhưng có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau cho nên những báo không gắn mác sức khỏe mà đăng tin như thế thì chỉ tham khảo đừng lấy đó làm niềm tin.
    Nếu bạn ăn 1 thứ gì đó lâu ngày thì cơ thể sẽ thiếu chất và dinh dưỡng trong thực phẩm đó sẽ được hấp thu rất kém. Nếu ai hiểu về hóa học và sinh lý hoặc đang làm chăn nuôi sẽ rõ.
    Khuyên các bác nên dành tí tiền + thời gian đi khám định kỳ hàng năm để biết được bộ máy của mình ra sao. Cái đó bỏ ra rất xứng đáng.

  2. #52
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ko liên quan nhưng đây là tác hại của rau mồng tơi



    Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài những tác dụng chữa bệnh thì rau mồng tơi cũng có tác hại nếu ăn nhiều.
    Vì thế, bạn hãy chú ý những “mặt trái” dưới đây của rau mồng tơi để biết cách ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng, giúp cho loại rau này phát huy được những giá trị dinh dưỡng của nó nhé.
    Mồng tơi có thể gây kém hấp thu
    Trong rau mồng tơi có chứa hàm lượng axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng trên.
    Nhưng nếu ăn kèm rau mồng tơi cùng các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam hoặc cà chua thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.
    Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận
    Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
    Gây mảng bám ở răng
    Ăn rau mồng tơi sẽ có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này không hòa tan trong nước mà bám lại ở răng. Chính vì thế, sau khi ăn mồng tơi cần đánh răng để loại bỏ mảng bám.
    Gây khó chịu trong dạ dày:
    Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.
    Tiêu chảy
    Điều mọi người cần lưu ý là những người từ trước đã ít dùng chất xơ thì cũng chỉ nên tăng dần từng ít một chứ không nên tăng nhanh một cách đột ngột sẽ gây rối loạn tiêu hóa; người có tình trạng tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên thận trọng với thực phẩm có nhiều chất xơ.
    Thêm nữa, các loại thực phẩm có chất nhầy thường như rau mồng tơi thường có tính lương (mát) hoặc tính hàn (lạnh), tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, nhuận trường, lợi tiểu.
    :ROFLMAO::ROFLMAO::ROFLMAO:

  3. #53
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Calo in > calo out. Không cần biết bạn ăn gì.

    Ăn sạch vẫn tổt nhất.

  4. #54
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tóm lại bất cứ thực phẩm nào cũng có mặt lợi và hại kể cả rau củ hay hoa quả.Cái chúng ta cần là chế độ ăn uống cân bằng và khám sk định kì.Ng vn chúng ta ko phải ko muốn khám định kì mà là do chế độ bảo hiểm và cơ sở y tế quá chán.

  5. #55
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tú Phạm Thanh
    Có vài nhận xét:
    - Chrolesterol chả liên quan gì lắm đến vấn đề tim mạch, nếu xét cho tổng thể mọi người qua nhiều giai đoạn lịch sử, thực phẩm chúng ta ăn đã giảm carb và tăng fat rất nhiều, nhưng tuổi thọ thì vẫn tăng lên và số người chết vì tim mạch ko đổi, tăng tỉ lệ với số dân
    - Người nước ngoài tiêu thụ trứng nhiều hơn chúng ta, họ sống lâu hơn, chúng ta ăn cơm nhiều hơn, và sự thật thì tuổi thọ ở thành thị còn cao hơn ở nông thôn trong khi ở nước phát triển thì ngược lại
    - Định mức cơ thể là quan trọng nhất, như định nghĩa thế nào là hại, đường có hại không, với liều lượng bao nhiêu, thì trứng cũng vậy, mà trước giờ người Đức ăn rất nhiều trứng, tuổi thọ cao vãi, cho nên có thể thấy trứng cái ngưỡng hại của nó là rất cao, đường thì chắc chắn là thấp hơn, khi quá ngưỡng thì cơ thể nó cũng tự thay đổi, như nạp nhiều chrolesterol thì định mức cơ thể giảm, ngưỡng này khá rộng nên ko phải lo, bệnh do gien 500 000 bệnh mới là thứ làm chúng ta chết(ung thư), bên cạnh tai nạn giao thông. Gen tốt hút thuốc uống rượu vẫn sống tới hơn 100 tuổi, sau đó họ bảo bí quyết sống lâu của họ là do uống rượu, còn gen xấu tự dưng gut với đột quỵ, tìm hiểu thì thấy do ăn trứng, thế là đổ do ăn trứng, phải nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển.
    Thứ nhất, với những thông tin em từng tìm hiểu, họ nói "Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesteron cao sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch", "Ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng nitrat cao dễ gây ung thư", "Thực đơn hằng ngày có lượng protein cao dễ dẫn đến các bệnh về gan, là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout,"... Hầu hết các thông tin cho thấy rằng họ không đổ lỗi cho 1 tác nhân cụ thể nào trực tiếp gây ra 1 bệnh được nhắc đến cùng với nó! Nó chỉ là 1 trong số những tác nhân!
    Tất cả các loại bệnh đều hình thành trên nhiều yếu tố tác động!
    Đối với những bệnh được nghiên cứu mang tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì yếu tố gen chiếm 50%, các tác nhân bên ngoài 50%! Trong đó, có những tác nhân tiếp xúc thường xuyên và hằng ngày như không khí ô nhiễm, môi trường ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn và 1 phần từ lỗi sống thiếu lành mạnh như rượu bia, thuốc lá....!
    Đối với những bênh không mang tính chất di truyền, yếu tố bên ngoài là yếu tố tác động chủ yếu gây ra các loại bệnh đó và tất nhiên nó sẽ giảm tỉ lệ khởi phát so với bệnh mang yếu tố di truyền 50%!
    Các vấn đề liên quan khác xin không nhắc đến, nhưng về vấn đề chuyển hoá lipid máu hay nói cách khác có hay không liên quan giữa ăn nhiều chất béo nói chung đối với vấn đề chuyển hoá!
    Trích báo hội tim mạch việt nam!

    GS.TS. PHẠM GIA KHẢI
    Chủ tịch Hội Tim mạch học
    Quốc gia Việt Nam



    Lipid máu là gì ?

    Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu.

    Tất cả chúng ta đều có cholesterol và triglycerid trong máu. Các cholesterol thường có nguồn gốc từ thức ăn của chúng ta, tuy nhiên cơ thể có thể tạo ra tất cả các cholesterol cần thiết. Triglycerid máu có nguồn gốc từ thức ăn do chúng ta ăn vào. Sau khi ăn chất béo (mỡ), triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng acid béo và cholesterol tự do (chuyển hóa lipid ngoại sinh). Trong cơ thể, các cholesterol cũng được tổng hợp tại các tế bào gan (chuyển hóa lipid nội sinh).

    Vì không tan trong nước, để tuần hoàn được trong huyết tương, các lipid phải được kết hợp với các protein dưới dạng phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein.

    Cấu trúc của lipoprotein

    Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất là Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C: Low Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholesterol có hại và Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholessterol có ích.


    Cấu trúc của HDL-C

    Cấu trúc của LDL-C

    Vai trò của rối loạn lipid máu trong vữa xơ động mạch

    Vữa xơ động mạch (VXĐM) là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch có khẩu kính lớn và trung bình, là nguyên nhân gây nên thiếu máu cục bộ cơ tim, các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não), bệnh mạch máu ngoại biên, phình động mạch chủ bụng...

    Trước hết VXĐM do tổn thương các tế bào nội mạc, làm cho các tế bào đó mất chức năng bảo vệ thành mạch. Tổn thương có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virus, các yếu tố miễn dịch...

    Động mạch bị vữa xơ

    Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra prostacyclin. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu để tập trung vào chỗ đó và kết dính lại, phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này kích thích sự di chuyển các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh tại đó. Các bạch cầu đơn nhân từ dòng máu cũng đến ngay chỗ tổn thương và được chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này "ăn" các LDL-C và trở thành các "tế bào bọt" tích đầy mỡ. Đến khi quá tải, các tế bào này bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài làm cho lớp dưới nội mạc dày lên tạo nên các vạch lipid hay các mảng xơ vữa đặc trưng của bệnh.

    Quá trình tiến triển của vữa xơ động mạch


    Phân loại rối loạn lipid máu

    Phân loại rối loạn lipid máu trên lâm sàng (phân loại của De Gennes):

    $1Tăng cholesterol máu đơn thuần.

    $1Tăng triglycerid máu đơn thuần.

    $1Tăng lipid máu hỗn hợp (tăng cả cholesterol và triglycerid máu).

    Tại sao bạn bị rối loạn lipid máu?

    Nguyên nhân tăng cholesterol máu:

    $1Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích qui và ga tô... Ăn nhiều thức ăn có chứa cholesterol sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu của bạn, đặc biệt nếu bạn là người có nguy cơ cao bị mắc bệnh vữa xơ động mạch và bệnh động mạch vành.

    $1Thay thế các thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa bằng các thức ăn có chứa chất béo không bão hòa đa chuỗi và đơn chuỗi sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu của bạn. Các thức ăn có chứa nhiều chất béo không bão hòa đa chuỗi bao gồm dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả và củ. Các thức ăn có chứa chất béo bão hòa đơn chuỗi bao gồm dầu ô liu, dầu lạc.

    Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu:

    $1Bạn bị thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu, và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu của bạn.

    $1Để làm giảm lượng triglycerid máu, bạn cần phải hạn chế ăn các thức ăn có chứa chất béo, hạn chế uống rượu và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.

    Rối loạn lipid máu thứ phát:

    Khoảng dưới 10% các trường hợp rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như:

    $1Đái tháo đường.

    $1Hội chứng thận hư.

    $1Tăng urê máu.

    $1Suy tuyến giáp.

    $1Bệnh gan.

    $1Nghiện rượu.

    $1Uống thuốc tránh thai.

    $1Một số thuốc tim mạch như: thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazide.


    ----------
    - Cholesteron thực sự không ảnh hưởng gì đến tim?
    - Còn về trứng, trong trứng có cả 2 loại cholesteron có lợi và có hại, vẫn chưa thực sự xác thực nó có lợi hay hại đối với người khoẻ mạnh ăn nhiều, vì các nghiên cứu chỉ trong 1 thời gian nhất định, chưa đủ để có thể nói là gây ra bệnh hay không! Và nhắc lại, nó là 1 yếu tố, và còn nhiều yếu tố khác nữa tác động mới dẫn đến bệnh!
    - Về vấn đề sống lâu hay không, bệnh tật nhiều hay ít 1 phần do lối sống, do ăn uống có tính toán và chắt lọc, con người phát triển, chế độ dinh dưỡng hiện nay ở các nước phát triển, đang phát triển hầu như đều được tính toán phù hợp và hàn chế các nguy cơ bệnh tật tối đa!
    Thời các cụ nói thẳng ra ăn không đủ, ngủ không no nhưng những người còn sống sau chiến tranh thọ 70-80-90 thậm chí trăm tuổi là bt, nhưng với đk sống hiện nay, ung thư và nhiều bệnh tật khác ngày càng nhiều và phức tạp! 50-60 không chết bệnh này thì chết bệnh khác!
    Đk cs tốt hơn, thoải mái hơn, con người lão hoá chậm hơn, trẻ lâu hơn nhưng bệnh tật nhiều hơn!

  6. #56
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ăn sò lông ở nhà nuôi là tốt nhất

  7. #57
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Trainning
    Ăn sò lông ở nhà nuôi là tốt nhất
    Bây giờ toàn sò không lông:ROFLMAO:

  8. #58
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Không lông hay có lông gì cũng chất lượng như nhau thôi , khác nhau chỉ về hình thức nhưng chiều sâu và độ rộng không thay đổi .

  9. #59
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Ăn sò lông chứ chưa ăn sò k lông bao giờ

  10. #60
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Trainning
    Không lông hay có lông gì cũng chất lượng như nhau thôi , khác nhau chỉ về hình thức nhưng chiều sâu và độ rộng không thay đổi .
    :finger: Ăn cái đấy mà ngày nào cũng ăn 2-3 bữa chắc đứng cột điện quảng cáo :ROFLMAO::ROFLMAO::ROFLMAO:
    Hình ảnh mang tính chất minh hoạ

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
Múi giờ GMT +7. Bây giờ là 03:29 PM.
Diễn đàn sử dụng vBulletin® Phiên bản 4.2.5.
Bản quyền của 2024 vBulletin Solutions, Inc. Tất cả quyền được bảo lưu.
Ban quản trị không chịu trách nhiệm về nội dung do thành viên đăng.